SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến trà xanh từ lá chè truồi tại Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

[13/07/2023 09:10]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Sinh, Dương Văn Hậu, Võ Văn Quốc Bảo - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Nguyễn Văn Huế, Lê Công Danh - Bệnhviện Y học Cổ Truyền, SởY Tế tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện.

Ảnh minh họa

Trà xanh là sản phẩm được chế biến từ lá của cây chè (Camellia sinensis(L.) O. Kuntze (Theaceae)). Theo Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (2008) trà xanh là loại nước uống phổ biến trên thế giới, có tác dụng thư giãn, tỉnh táo và có lợi cho sức khỏe đối với cơ thể người (Nguyễn Quốc Vọng, 2021). Lá chè tươi thường được hái để làm nguyên liệu trong chế biến trà xanh, trà trắng, trà ô long và trà đen. Trà xanh là sản phẩm trà được sản xuất theo phương pháp không lên men.Theo  Hara  (2001)  các  thành  phần polyphenol  chính  của  nó  (catechin), catechin trong trà đã được chứng minh là có nhiều  lợi  ích  cho  sức  khỏe  bao  gồm  cả phòng chống ung thư, chống tăng huyết áp. Ngoài  ra, trà  xanh  hoặc catechin có tiềm năng làm giảm bệnh ung thư, tuyến tiền liệt và đại trực tràng(Wuvà Wei, 2009).

Lá chè Truồi tươi (lá có màu xanh đậm) được thu hái tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyên liệu đảm bảo độ tươi, không bị dập nát, không bị sâu hại. Lá được đưa về phòng thí nghiệm trong thời gian 2-3 giờ sau khi thu hái.Máy  sấy  đối  lưu(máy  sấy  Ketong 101-1, nhiệt độ 50-300oC, dung tích 70 lít), chảo  sao(đường  kính  30  cm),  nồi  hấp(đường  kính  30  cm),  máy  đo  OD  Jasco v630,khay inox làm ráo nước (Kích thước 30  cm  x  10  cm) tại khoa Cơ khí và Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.Thuốc thử indigorcamin, chất chuẩn acid    gallic    (Sigma -Đức),  KMnO4, K2Cr2O7, than  hoạt  tính....  Các  hoá  chất thông dụng, đạt chuẩn phân tích.

Bố trí thí nghiệm chế biến trà xanh từ nguyên  liệu  lá  chè  Truồi được  xây  dựng theo phương  pháp nghiên  cứu của Ngô Xuân Cường và cs. (2009), Đỗ Văn Ngọc và  Trịnh  Văn  Loan  (2008), Don lao và Ogawa (2019). Quy trình chếbiếntrà xanh từ lá chè Truồi gồm:  Láchè tươi → Làm héo chè →Diệt men→ Vò→ Sấy khô → Trà xanh. Trong nghiên cứu này, thông số công nghệ của các công đoạn:  (1)làm héo;  (2) diệt men, (3)vòvà (4) sấy khô được khảo sát. Các chỉ tiêu như hàm lượng nước, chất hòa tan (Chất khô hòa tan), tanin và tính chất cảm quan được theo dõi và đánh giá chất lượng của trà xanh.

Trong ba loại trà chế biến từ cây chè là trà xanh, trà đen và trà ô long, trà xanh là sảnphẩm được sản xuất theo phương pháp không lên men. Trong nghiên cứu này, một số yếu tố kỹ thuật làmhéo, diệt men, vò chè và sấy khô của quá trình chế biến ảnh hưởng đến hàm lượng nước, chất hoà tan, tanin và chất lượng cảm quan của trà xanh đã được khảo sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản phẩm trà xanhđược chế biến từ lá chè Truồi tại Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế có chất lượng tốt khi làm héo chè ở nhiệt độ (30-35oC) trong thời gian 2 giờ; diệt men bằng cách sao ở nhiệt độ 160oC trong2 phút; vò trong 12 phút và sấy khô theo 3 giai đoạn để đảm bảo chất lượng chè ở nhiệt độ 90oC-160oC -90o C tương ứng với 3 mốc thời gian 25 phút -15 phút -60 phút. Sản phẩm trà xanh có độ ẩm 4,97%, hàm lượng tanin 5,83 %ck chất hòa tan 28,33 %ck, trà có hương thơm, giảm độ hăng, độ chát của sản phẩm.

Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(2), 3709–3717
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ