Ảnh hưởng một số yếu tố đến hàm lượng các hợp chất trong dịch ép dưa hấu lên men bởi saccharomyces cerevisiae NM11
Nghiên cứu do đồng tác giả Đỗ Thị Bích Thủy, Trần Thanh Quỳnh Anh - Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện.
Ảnh minh họa
Dưa hấu (Citrullus lanatus (Thunb.)) là một loại cây nhiệt đới. Đây là loại quả theo mùa, thời gian bảo quản không dài, dễ hư hỏng làm giảm giá trị dinh dưỡng và giá thành. Do đó, việc chế biến và bảo quản dưa hấu sau thu hoạch là vấn đề đáng quan tâm. Loại quả này có chứa đường, vitamin, không chứa chất béo và cholesterol(Hafsatvà cs., 2015). Đặc biệt, quả dưa hấu có chứa nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh học như anthocyanin, flavonoid (Augustia và cs., 2020), lycopene, vitamin C, β-caroten và phenolic (Maotovà cs.,2019). Các hợp chất này có khả năng chống viêm, chống ung thư và chống oxy hóa. Chính vì vậy, dưa hấu có tiềm năng sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm chức năng.
Rượu vang được sản xuất từ các loại quả nói chung và từ quả dưa hấu nói riêng là loại đồ uống có chứa ethanol và một lượng lớn các hợp chất phenolic, các chất chống oxy hóa và flavonoid nên nó có vai trò như một loại thực phẩm chức năng (Hafsatvà cs., 2015). Bên cạnh được sử dụng ở dạng quả tươi, quả dưa hấu còn được làm nguyên liệu để lên men sản xuất rượu vang, đặc biệt là những quả chín quá. Việc lên men sản xuất rượu vang từ dịch quả dưa hấu này sẽ làm gia tăng giá trị của loại nguyên liệu này. Nó góp phần vào việc chế biến tạo sản phẩm xuất khẩu, tạo ra sản phẩm thực phẩm chức năng do chứa nhiều hợp chất có hoạt tính dược tính, giảm mất mát sau thu hoạch... (Jagtavà cs., 2015). Tác nhân vi sinh vật cho quá trình lên men này là nấm men. Trong đó, chủng Saccharomyces cerevisiae là phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng (Walkervà cs., 2016).
Quả dưa hấu giống Kame Sweet F1được lựa chọn đã chín đều có ruột đỏ hoàn toàn. Dưa hấu được gọt loại bỏ vỏ, cắt nhỏ và chuyển vào máy ép chậm (Sharp KS 888, Thái Lan) để thu được dịch quả. Tác nhân vi sinh vật gây lên men là chủng Saccharomyces cerevisiaeM11. Chủng này được phân lập, tuyển chọn và định danh từ dịch dưa hấu lên men bởi bánh men thuốc bắc (Đỗ Thị Bích Thủyvà cs., 2023), được bảo quản ở -80oC.
Phương pháp xác định trực tiếp số lượng tế bào bằng buồng đếm hồng cầu:Mẫu huyền phù sinh khối nấm men được cho vào khe hở giữa buồng đếm và lá kính và đếm số tế bào nấm men dưới kính hiển vi với vật kính x40(Lê Thanh Mai và cs., 2006)Xác định hàm lượng anthocyanin: Hàm lượng anthocyanin được xác định bằng phương pháp pH vi sai theo tiêu chuẩnTCVN11028:2015 với nguyên tắc làchất tạo màu anthocyanin thay đổi màu sắc theo pH. Anthocyanin trong mẫu thí nghiệm (2 mL) được trích ly trong dung môi ethanol/nước (1:1) có 1% HCl ở nhiệt độ phòng trong 60 phút. Phần dịch trong được thu nhận sau khi ly tâm 7.000 vòng/phút trong 15 phút được sử dụng để xác định hàm lượng anthocyanin. Mẫu thử được pha loãng với dung dịch đệm pH 1,0 và pH 4,5cho đến khi độ hấp thụ ở 520 nm nằm trong dải tuyến tính của máy đo quang phổ (có giá trị từ 0,2đến1,4). Độ hấp thụ của mẫu đã được pha loãng ở trên được đo ở 2 bước sóng 520 nm và 700 nm.
Quả dưa hấu giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học như anthocyanin, lycopene,vitamin C, β-caroten và phenolic và có thành phần dinh dưỡng phù hợp để sản xuất rượu vang có tính chất chức năng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định điều kiện thích hợp gồm mật độ nuôi cấy tế bào ban đầu, nồng độchất khô hoà tan ban đầu, pH ban đầu và thời gian lên men cho quá trình lên nước quả dưa hấu bởi chủngSaccharomyces cerevisiaeNM11. Bên cạnh xác định nồng độethanol, các hợp chất có hoạt tính sinh học trong dịch lên men như hàm lượng phenolic tổng số, anthocyanin tổng số và khả năng chống oxy hóa cũng được theo dõi.
Kết quả cho thấy các điều kiện thích hợpcho quá trình lên men dịchép dưahấu của chủng này bao gồm mật độ tế bào gieo cấy ban đầu là 107CFU/mL, nồng độ chất khô hòa tan ban đầu là 18 Bx, pHban đầu là 4,5 và thời gian lên men là 5 ngày. Trong các điều kiện lên men tối ưu, dịch ép dưa hấu lên men bởi S. cerevisiaeM11 có nồng độ ethanol là 13,000±0,500% (v/v), hàm lượng phenolic tổng số là 0,181±0,055 mg GAE/mL, hàm lượng anthocyanin là 0,820±0,031 mg CGE/L, hoạt tính chống oxy hóa là 36,460±1,000%và hàm lượng aldehyde là 49,640±3,900 (mg/L ethanol 100%(v/v)). Kết quả này làm tiền đề cho các nghiên cứu sản xuất vang dưa hấu bởi chủng S.cerevisiaeNM11.
ạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(2), 3718–3728