SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại viện sức khỏe tâm thần quốc gia năm 2020

[13/07/2023 15:19]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Huy, Nguyễn Doãn Phương và Phạm Thị Thu Hiền thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm ở người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia năm 2020.

 Ảnh minh họa

Rối loạn trầm cảm tái diễn là rối loạn đặc trưng bởi lặp đi lặp lại những giai đoạn trầm cảm đã được xác định như giai đoạn trầm cảm nhẹ,  vừa  hoặc  nặng,  không  kèm  theo  trong bệnh   sử những giai đoạn độc lập tăng khí sắc đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Thời gian kéo dài một giai đoạn bệnh trun g bình là 6 tháng [1]. Theo ước tính mới nhất của WHO, hơn 300 triệu người hiện đang bị trầm cảm, tăng hơn 18% từ năm 2005 đến 2015 [4]. Tại Việt Nam, trầm cảm chiếm 10-15% trong dân số với tỷ lệ tự tử khá cao và khả năng tái phát lên đến 50% [2]. Trầm cảm  là nguyên  nhân  hàng  đầu  của bệnh tật và khuyết tật trên toàn thế giới, đồng thời là nguyên nhân thứ hai gây ra tàn tật và làm suy giảm đáng kể đến 63% chất lượng cuộc sống con người [3], [4].

Rối loạn trầm cảm tái diễn là một rối loạn tâm thần mạn tính, dai dẳng, nên việc duy trì sử dụng thuốc kéo dài có rất nhiều rào cản. Do đó để tìm hiểu được một số rào cản hay một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm của người bệnh rối loạn trầm cảm tái diễn chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm của người bệnh rối loạn trầm cảm  tái diễn tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc Gia năm 2020.

Nghiên cứu tất cả những người bệnh đến khám  ngoại trú được bác sĩ chẩn đoán rối loạn trầm cảm tái diễn (F33) theo ICD 10 và được kê đơn điều trị  thuốc  chống  trầm  cảm  từ  01/01/2020  – 31/07/2020.

Tiêu chuẩn loại trừ: Người  bệnh  có tổn  thương  thực  thể  ở não và bệnh lý nội khoa nặng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn: chấn thương sọ não, u não, người bệnh bị động kinh, tai biến mạch máu não... Người bệnh hoặc người nhà không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

Kết  quả  nghiên  cứu cho thấy, nghiên cứu trên 313 người bệnh cho thấy một số yếu tố liên quan đến tuân thủ sử dụng thuốc là: thu nhập (p<0,05; R=2,88; 95% CI (1,82 – 4,56)), khoảng cách (p<0,05; OR=3,24; 95% CI (1,88 – 5,58)), tác dụng không mong muốn của thuốc (p<0,05; OR=3,35; 95% CI (1,61 – 6,97)), được tư vấn sử dụng thuốc (p<0,05; OR=2,15; 95% CI (1,36 – 3,4)) và niềm tin vào thuốc (p<0,05; OR=2,07; 95% CI (1,27 – 3,38)). Không tìm thấy mối liên quan giữa số viên thuốc và số lần uống thuốc trong một ngày với tuân thủ điều trị thuốc chống trầm cảm. Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc chống trầm cảm cao ở nhóm người bệnh: có thu nhập trên 5 triệu đồng, có khoảng cách từ 10 km trở xuống, không gặp tác dụng không mong muốn của thuốc, được tư vấn sử dụng thuốc và nhóm người bệnh có niềm tin về thuốc.

Tạp chí Y học lâm sàng, số 121, 2021
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài