Đặc điểm dịch tễ học và các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi tại TP. Cần Thơ
“Đặc điểm dịch tễ học và các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại do bệnh dịch tả heo châu Phi tại TP. Cần Thơ” là nghiên cứu do Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ chủ trì, PGS.TS Nguyễn Đức Hiền làm chủ nhiệm. Nghiên cứu được Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ nghiệm thu năm 2021.
Nghiên cứu được Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ tiến hành nhằm xác định các yếu tố bệnh học, dịch tễ học của bệnh dịch tả heo châu Phi (ASE) xây ra trên đàn heo TPCT năm 2019 và lưu hành của bệnh năm 2020. Đồng thời bố trí ba thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong từng điều kiện nguy cơ xảy ra dịch khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình phòng chống, giảm thiệt hại do bệnh ASE trên đàn heo tại TPCT.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong năm 2019, bệnh ASF đã xảy ra tại 45,57% cơ sở chăn nuôi, gây thiệt hại 42,60% tổng đàn heo TPCT, trong đó có hơn 50% là heo sinh sản, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất chăn nuôi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ASE trên heo tại TPCT quan trọng nhất là vị trí xây dựng không phù hợp, kế đến là vệ sinh thú y không tốt, sau cùng là không có biện pháp diệt côn trùng và động vật hoang đã trong trang trại heo.
Kháng thể kháng ASFV (Ab-ASF) trên heo tại các cơ sở chưa xảy ra dịch và đã xảy ra dịch đều ở mức cao (33,77 % và 48,67%) và sự hiện diện của virus gây bệnh (Ag-ASF) trên một số động vật trung gian (ruồi, muỗi, chuột) là nguy cơ bộc phát dịch bệnh ASF trên đàn heo tái đàn.
Sử dụng chế phẩm sinh học gồm: Tiêm Interferon 10“*UI/kgP, tuần đầu tiêm 3 lằn/tuần, sau đó 1 lần/tuần, sau đó 1 lần/tuần, kết hợp Oligo-β-glucan 1g/Kg thức ăn và Probiotic 2g/Kg thức ăn có hiệu quả trong gia tăng hệ miễn dịch tự nhiên, giảm sự xâm nhập hoặc nhân lên của ASFV trong cơ thể heo, giúp heo đạt trọng lượng xuất chuồng cao, cải thiện FCR và tăng lợi nhuận.
Quý bạn đọc có thể tìm đọc toàn văn kết quả dự án tại Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ – CASTI.