SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Trải nghiêm tham gia phồng chống dịch civid – 19 của các sinh viên ngành khoa học sức khỏe

[21/07/2023 13:48]

Nghiên cứu nhằm mô tả trải nghiệm của sinh viên khi tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, đã có một vài nghiên cứu khảo sát ý định và sự sẵn sàng tham gia tình nguyện của sinh viên các trường y dược . Tuy nhiên, trải nghiệm của sinh viên khi tham gia phòng chống COVID-19 chưa được báo cáo trong y văn. Do đó, nghiên cứu “Trải nghiệm tham gia phòng chống dịch COVID-19 của sinh viên khối ngành khoa học sức khoẻ” được thực hiện với mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của sinh viên khi tham gia phòng chống dịch COVID-19. Để kiểm soát đại dịch COVID-19, sinh viên các trường y dược đã được huy động tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam . Tham gia phòng chống COVID-19 mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên như tích lũy được kinh nghiệm chuyên môn, phát triển kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, xây dựng mối quan hệ xã hội và chuyên môn, trở lên độc lập và tự tin hơn . Bên cạnh những trải nghiệm tích cực, nhiều sinh viên gặp phải các hành vi kỳ thị trong khi tham gia phòng chống COVID-19. Đó là sự cô lập của bạn bè, hàng xóm xung quanh, gia đình hoặc người bệnh. Những sinh viên gặp phải sự kỳ thị này bày tỏ rằng đã có lúc họ nghi ngờ quyết định tham gia tình nguyện của mình và không muốn tham gia các đợt tình nguyện tiếp theo [2]. Cảm giác lạc lõng, dư thừa, thái độ không niềm nở của nhân viên y tế (NVYT) cũng là những trải nghiệm tiêu cực khác của sinh viên khi tham gia phòng chống đại dịch COVID-19.

Đối tượng nghiên cứu:

 Sinh viên chính quy, đã từng tham gia tình nguyện phòng chống COVID-19.

Phương pháp nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 4/2022 đến 5/2022.

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng.

- Phương pháp thu thập số liệu: Sinh viên được phỏng vấn trực tiếp. Nội dung các cuộc phỏng vấn được ghi âm lại.

 - Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được thu thập và xử lý đồng thời bằng phương pháp phân tích nội dung. Các ý trả lời của sinh viên được nhóm theo chủ đề liên quan đến (1) lợi ích thu được và (2) khó khăn khi tham gia phòng chống dịch.

Kết quả tham gia phòng chống dịch COVID-19 giúp sinh viên gia tăng hiểu biết về chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tăng sự tự tin và trưởng thành của bản thân, xây dựng nhiều mối quan hệ, có sự đồng cảm hơn với người dân. Bên cạnh đó, sinh viên cũng bày tỏ các khó khăn khi tham gia tình nguyện, chủ yếu là sự không hợp tác của người dân. Các khó khăn khác gồm điều kiện sinh hoạt và làm việc thiếu thốn, tâm lý lo sợ nhiễm bệnh, sự hiểu nhầm và phối hợp chưa hiệu quả của địa phương, sự kỳ thị của người dân địa phương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tham gia phòng chống dịch COVID-19 giúp sinh viên gia tăng hiểu biết về chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tăng sự tự tin/trưởng thành của bản thân, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, sinh viên cũng gặp phải các khó khăn, đó là sự không hợp tác của người dân, điều kiện sinh hoạt và làm việc thiếu thốn, tâm lý lo sợ nhiễm bệnh, sự hiểu nhầm và phối hợp chưa hiệu quả với địa phương nơi đi tình nguyện, sự kỳ thị của người dân. Sự hỗ trợ của nhà trường và địa phương là cần thiết để giúp sinh viên đóng góp hiệu quả nhất vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

Tạp chí y dược học Cần Thơ số 58/2023
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ