SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

So sánh đặc điểm bột và thành phần hóa học của xuyên mộc thông (Clematis armandii Franch.) với dược liệu mộc thông lưu hành trên thị trường

[25/07/2023 16:44]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Trường Thịnh, Đỗ Anh Tuấn và Hà Minh Hiển thực hiện.

Ảnh minh họa

Xuyên mộc thông (Clematis armandii Franch.) là dược liệu có chuyên luận trong Dược điển Trung Quốc 2015. Dược điển Việt Nam III cũng đã có chuyên luận mộc thông có tên khoa học tương tự với công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh, tăng sữa. Tuy nhiên, Dược điển Việt Nam V không thấy đề cập chuyên luận này nữa, rất có thể do các nhà khoa học nhận thấy có các loài với tên gọi tương tự là “mộc thông” nhưng tên latin hoàn toàn khác nhau nên cần có thời gian để chuẩn hóa và nhất là loài A manshuriensis có chứa acid aristolochic đã bị rút khỏi Dược điển Trung Quốc. Theo American Herbal Pharmacopoeia, có chuyên luận cho các loài sau đây: Aristolochia manshuriensis (Thân), Akebia trifoliata (Thân) (bính âm là Mu tong), Clematis armandii (Thân) với các đặc điểm vi phẫu khác nhau phân biệt được.

Tuy nhiên, trên thị trường có lưu hành dược liệu với tên gọi là mộc thông đã được thái lát. Nhằm góp phần xác định chính xác dược liệu có thể được sử dụng trong sản xuất và chữa bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh đặc điểm bột và thành phần hóa học của xuyên mộc thông (Clematis armandii Franch.) và dược liệu mộc thông lưu hành trên thị trường”.

Nguyên liệu và phương pháp

Dược liệu: Mộc thông; Ngày và nơi lấy mẫu: Do Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai lấy vào 12/2019 tại cơ sở chẩn trị Y học Cổ truyền NTĐ, tỉnh Gia Lai.

Phương pháp nghiên cứu

- Đặc điểm thực vật: Phân tích đặc điểm bột.

- Thành phần hóa học: Định tính bằng sắc ký lớp mỏng; Định tính bằng sắc ký dấu vân tay HPLC;

Kết quả nghiên cứu cho thấy, về đặc điểm bột, có thể dựa vào sự hiện diện của tinh thể calci oxalat để phân biệt xuyên mộc thông (Caulis Clematidis armandii) với các loài mộc thông khác. Về thành phần hóa học, có thể dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng và HPLC để phát hiện acid aristolochic I trong dược liệu mộc thông để so sánh với xuyên mộc thông theo chuyên luận Dược điển Trung Quốc 2015 không có chứa chất độc này nên vẫn được dùng làm thuốc.

Tạp chí y dược học, Tập 60, Số 5 (2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài