3.1. Yêu cầu chung đối với chuyên gia đánh giá
Để thực hiện nhiệm vụ là thu thập được các thông tin chính xác, đầy đủ và khách quan về các hoạt động cụ thể, Chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:
• Không được có quan hệ hay mâu thuẫn về quyền lợi với tổ chức, doanh nghiệp được đánh giá;
• Đã hoàn thành khoá đào tạo về giải thưởng chất lượng;
• Có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng;
• Có phẩm chất và kỹ năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của mình;
• Cam kết không tiết lộ bí mật về tổ chức, doanh nghiệp được đánh giá.
3.2. Yêu cầu đối với trưởng
nhóm chuyên gia đánh giá
Ngoài các yêu cầu chung đối với Chuyên gia đánh giá, Trưởng
nhóm chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực tổ chức điều hành
hoạt động đánh giá, bao gồm:
·
Lập kế hoạch, phân
công;
·
Chỉ đạo hoạt động đánh
giá;
·
Lập báo cáo đánh giá
tổng hợp;
·
Đầu mối liên lạc với
Doanh nghiệp và Hội đồng GTCLVN tương ứng;
·
Giải quyết các vấn đề
vướng mắc phát sinh trong quá trình đánh giá.
3.3. Yêu cầu đối với chuyên
gia hỗ trợ
Để đảm bảo các yêu cầu về tính độc lập và khách quan của
GTCLVN, các Chuyên gia hỗ trợ được lựa chọn phải không được có bất cứ mọi quan
hệ hay mâu thuẫn với tổ chức được đánh giá. Do vậy, các Chuyên gia hỗ trợ phải
có nghĩa vụ khai báo tất cả quan hệ và mâu thuẫn có thể của mình.
Các ví dụ dưới đây cho thấy một số trường hợp có xuất hiện
quan hệ và mâu thuẫn của Chuyên gia:
·
Có liên quan về tài
chính với tổ chức được đánh giá;
·
Là nhân viên trước đây
của tổ chức được đánh giá;
·
Tham gia tư vấn trong
quá trình làm hồ sơ tham dự;
·
Làm việc như là một
người cạnh tranh;
·
Có mâu thuẫn khác với
tổ chức.
3.4. Kỹ năng đánh giá
3.4.1. Nghiên cứu xem xét tài liệu, hồ sơ liên
quan:
Chuyên gia đánh giá có khả năng:
-
Đọc
tài liệu, hồ sơ nội bộ;
-
Khai
thác các nguồn thông tin từ bên ngoài;
-
Phân
tích xử lý thông tin;
-
Thường
xuyên ghi chép những điều phát hiện thấy.
3.4.2. Phỏng vấn
-
Biết
sử dụng nhiều câu hỏi mở để thu thập được nhiều thông tin hơn như: Làm
cái gì? Ai làm? Làm như thế nào? Khi nào thì làm? Tại sao?
Tránh dùng các câu hỏi như: Anh/chị
có cái này không? Tránh dùng câu hỏi mang tính hướng dẫn, những câu hỏi
phức hợp, những câu hỏi mang tính áp đặt, những câu hỏi lạc đề....
-
Ghi chép ngay những vấn đề phát hiện được trong quá trình phỏng vấn.
3.4.3. Kết hợp phỏng vấn với quan sát, xem xét
hồ sơ
Để xác minh đúng những thông tin nghe được, chuyên gia đánh
giá cần phối hợp tốt với việc quan sát cách thức thực hiện, thường xuyên yêu
cầu được xem hồ sơ, bằng chứng.
3.4.4. Quản lý thời gian
-
Phân bổ thời gian hợp lý với những nội dung, thông tin cần tìm kiếm;
-
Tránh lãng phí thời gian vào các chuyện không liên quan như: tranh luận,
giải thích, chuyện phiếm,...
3.4.5. Giao tiếp
Trong quá trình đánh giá tại chỗ, với mục tiêu thu thập thêm
thông tin bằng chứng để có những kết luận đánh giá xác thực, kỹ năng giao tiếp
sẽ góp phần quan trọng để đạt được các mục tiêu này. Chính vì vậy, Chuyên gia
đánh giá cần khéo léo trong giao tiếp như:
-
Đặt
các câu hỏi lịch sự, cởi mở;
-
Chia
sẻ với Doanh nghiệp về những khó khăn;
-
Tạo
bầu không khí thân mật, hoà nhập;
-
Tránh
xét nét, áp đặt, qui kết, hạch sách.
3.4.6. Một số phẩm chất khác của Chuyên gia đánh
giá
Nhiệm vụ của Chuyên gia đánh giá là thu thập được những
thông tin chính xác và đầy đủ về các hoạt động cụ thể. Công việc cũng đòi hỏi
đi công tác xa, có thể không có sự giám sát hay giám sát gián tiếp. Chuyên gia
đánh giá phải tiếp xúc với những con người và hoạt động khác nhau và phải đưa
ra những phán xét chính xác. Có thể Chuyên gia đánh giá phải làm việc trong
thời gian dài và gây nên mệt mỏi về tinh thần và thể chất.
Chuyên gia đánh giá cần có những phẩm chất sau:
·
Kiên
nhẫn;
·
Có kỷ
luật;
·
Không thiên vị;
·
Siêng năng, cần
cù;
·
Cởi
mở;
·
Trung thực;
·
Thích thú công việc;
·
Khả năng thích
nghi.
Chuyên gia đánh giá không nên có những phẩm chất sau:
·
Cả
tin;
·
Bảo
thủ;
·
Nôn nóng;
·
Hoài
nghi;
·
Bỏ bê công việc;
·
Áp
đặt;
·
Suy diễn chủ quan.