SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng và khảo nghiệm quy trình quản lý tổng hợp bệnh héo rũ trên mè

[28/07/2023 15:49]

Đề tài “Xây dựng và khảo nghiệm quy trình quản lý tổng hợp bệnh héo rũ trên mè” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga làm chủ nhiệm. Dự án được Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ nghiệm thu năm 2018.

Trong những năm gần đây, diện tích mè ở ĐBSCL đang có chiều hướng gia tăng nhanh theo định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số địa phương. Tại thành phố Cần Thơ diện tích trồng mè trên 4500 ha. Riêng tại quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ diện tích canh tác mè khoảng 2851 ha vào năm 2012 tập trung chủ yếu ở phường Tân Lộc, phường Thuận Hưng, Trung Kiên, Trung Nhứt (theo thống kê Trạm Bảo Vệ Thực Vật Thốt nốt). Trong canh tác mè hiện nay người nông dân thường gặp nhiều khó khăn trong quản lý bệnh hại, đặt biệt nhất là héo rũ hay còn gọi bệnh thối thân do nấm Fusarium và bệnh thối gốc mè do nấm Phytophthora. Bệnh làm giảm năng suất đáng kể trung bình từ 10-30%, có nơi cao hơn 50%. Tiếp nối các kết quả nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả thực hiện đề tài với mục tiêu là xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum) và thối gốc (Phytophthora nicotianae) trên mè nhằm góp phần giúp nông dân quản lý hai bệnh này một cách hiệu quả, giảm việc sử dụng thuốc hóa học.

Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2015 – tháng 2/2018 trong thí nghiệm điều kiện nhà lưới và ngoài đồng, kết quả cho thấy:

Thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới: Chủng xạ khuẩn 25 và thuốc Binhnomyl thể hiện hiệu quả phòng trừ bệnh héo rũ do nấm F. oxysporum ở điều kiện nhà lưới Chủng xạ khuẩn 51 và hai loại thuốc (Phytocide, Dithane) thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh thối gốc do P. nicotianae.

 Thí nghiệm trong điều kiện ngoài đồng:

* Khảo sát việc xử lý xạ khuẩn đơn lẽ hay hóa học đơn lẽ hay phối hợp xạ khuẩn với thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh héo rũ và thối gốc:

+ Đối với bệnh héo rũ: Chủng 25; chủng 25 kết hợp thuốc Benomyl; thuốc Benomyl đơn lẽ; hỗn hợp 2 chủng XK (25, 51); hỗn hợp 2 chủng XK (25, 51) và hỗn hợp 2 loại thuốc (Benomyl + Mancozeb/Dimethomorph) đề thể hiện phòng trị tốt bệnh héo rũ. Trong đó, nghiệm thức xử lý hỗn hợp 2 chủng xk (25, 51) cho hiệu quả phòng trị cao nhất, giúp hạn chế bệnh héo rũ sớm và giữ hiệu lực kéo dài, kế đến là nghiệm thức xử lý hỗn hợp 2 chủng XK (25, 51) phối hợp hỗn hợp 2 loại thuốc (Benomyl, Mancozeb/Dimethomorph).

+ Đối với bệnh thối gốc: Tất cả các nghiệm thức đều có được hiệu lực phòng trị khá ổn định, trong đó nghiệm thức xử lý chủng xạ khuẩn 51 có hiệu quả tốt nhất và giữ được hiệu lực lâu dài, kế đến là nghiệm thức xử lý chủng xạ khuẩn 51 kết hợp Mancozeb và nghiệm thức xử lý hỗn hợp 2 loại thuốc (Benomyl, Mancozeb)

* Khảo sát hiệu quả mô hình áp dụng biện pháp phối hợp sinh học và hóa học trong phòng trừ bệnh héo rũ (F. oxysporum) và thối gốc (P. nicotianae) qua hai vụ mè 2015 và 2017 đều cho thấy mô hình thể hiện hiệu quả giảm sự gây hại của hai bệnh héo rũ và thối gốc tương đương nghiệm thức xử lý nông dân, góp phần gia tăng năng suất và giảm số lần sử dụng thuốc trừ bệnh.

* Hiệu quả giảm bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum và bệnh thối gốc Phytophthora nicotianae vụ Đông Xuân 2016 trên 50%.

Từ kết quả nghiêm cứu, nhóm tác giả cũng đề xuất Khảo nghiệm mô hình áp dụng biện pháp phối hợp sinh học và hóa học trong phòng trừ bệnh héo rũ (F. oxysporum) hay thối gốc (P. nicotianae) hay cả hai bệnh trên diện rộng nhằm khẳng định tính hiệu quả ổn định, từ đó có thể thực hiện chuyển giao đến địa phương có diện tích canh tác mè lớn áp dụng nhằm quản lý bệnh hại theo hướng bền vững vả thân thiện với môi trường Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm xạ khuẩn nhằm đưa quy trình có khả năng áp dụng trên diện rộng.

Quý bạn đọc có thể tìm đọc toàn văn kết quả của nhiệm vụ tại Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ.

Casti
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ