SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh để tạo phân bón hữu cơ từ phế thải rau củ quả trong phát triển canh tác rau sạch

[11/08/2023 16:47]

Nhiệm vụ “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh để tạo phân bón hữu cơ từ phế thải rau củ quả trong phát triển canh tác rau sạch” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện, PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa là chủ nhiệm. Nhiệm vụ đã được Sở KH&CN thành phố Cần Thơ nghiệm thu năm 2023.

Xu hướng sản xuất rau sạch ở thành phố Cần Thơ đang rất được chú trọng và đầu tư phát triển bởi các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, phân bón vi sinh cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì các đặc tính như thân thiện với môi trường sinh thái và cải thiện hiệu quả đặc tính lý-hóa-sinh học đất, đồng thời vẫn đảm bảo thậm chí góp phần gia tăng năng suất cây trồng so với biện pháp canh tác chỉ sử dụng phân bón hóa học. Vì vậy, biện pháp ứng dụng phân vi sinh cho canh tác cây rau như là bước đi hiệu quả trong canh tác rau sạch tại thành phố Cần Thơ. Xuất phát từ những nội dung trên, đề tài “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh để tạo phân bón hữu cơ từ phế thải rau củ quả trong phát triển canh tác rau sạch” đã được thực hiện nhằm tạo ra một loại phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn rác thải hữu cơ rau củ quả trong khu vực thành phố Cần Thơ với sự hỗ trợ của chế phẩm vi sinh chứa vi khuẩn acid lactic nhằm phục vụ canh tác rau sạch và an toàn khu vực thành phố Cần Thơ.

Kết quả, nhóm tác giả đã nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh chứa các dòng VSV tổng hợp acid lactic và tìm 06 dòng VSV acid lactic có khả năng tổng hợp acid lactic cao dao động từ 777 đến 18.343 mg/L, đối kháng tốt với nấm bệnh Fusarium oxysporum và Rhizoctonia solani, kích thích gia tăng tỷ lệ nảy mầm hạt rau muống, hạt cải xà lách, kích thích chiều cao cây, chiều dài rễ, đường kính thân và sinh khối khô cây mầm của 2 loại rau này và đặc biệt chúng không ức chế lẫn nhau khi tổ hợp trong một môi trường sống;

Chọn lọc được môi trường phù hợp cho các dòng VSV tổng hợp acid lactic để sản xuất chế phẩm vi sinh dạng lỏng: Công thức môi trường nuôi cấy 5% MR + 1% SM và 5% MR + 1% ST cho mật số VSV tổng hợp acid lactic và nồng độ acid lactic tổng hợp cao nhất và giúp chế phẩm vi sinh duy trì được mật số > 108 CFU/ml sau thời gian bảo quản chế phẩm 6 tháng và đạt yêu cầu so với quy định về sản xuất chế phẩm vi sinh;

Đánh giá khả năng phân hủy rác thải hữu cơ từ rau củ quả của hai chế phẩm vi sinh acid lactic CPNT5 và CPNT6: Nghiệm thức ủ phân bò + rác thải hữu cơ (1:1; w/w) xử lý với chế phẩm CPNT6 (5% MR + 1% ST) vào 2 thời điểm 0 và 15 ngày sau khi ủ với liều lượng 106 CFU/g rác giúp phân hủy nhanh rác thải hữu cơ đồng thời đạt yêu cầu về hàm lượng dinh dưỡng của phân hữu cơ.

Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ thành phẩm ủ rác thải rau củ quả lên sinh trưởng và năng suất của cây xà lách ở điều kiện đồng ruộng: Bón PHC thành phẩm (10 tấn/ha) từ rau củ quả với chế phẩm vi sinh CPNT6 (xử lý 2 lần vào 0 và 15 ngày) một lần vào đầu vụ 1 cho cả 3 vụ thí nghiệm giúp thay thế 50% lượng NPK hóa học khuyến cáo cho cây xà lách và giúp năng suất cải xà lách tăng trung bình 18-22% trong 3 vụ rau liên tiếp đồng thời giúp giảm 21% đến 80% hàm lượng nitrate trong rau và đạt ngưỡng an toàn cho người sử dụng theo tiêu chuẩn TCVN. Ngoài ra bón PHC còn giúp tăng pH đất và tăng đa dạng thành phần vi khuẩn trong môi trường đất.

Bạn đọc có thể tìm đọc toàn văn kết quả nghiệm vụ KH&CN tại Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ (CASTI).

Casti
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài