SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phân tích đa dạng di truyền của Morinda officinalis ở Việt Nam dựa trên các gene ITS và các gene matK, rbcL và đoạn chèn trnH-psbA trên chloroplast

[15/08/2023 15:25]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Phạm Văn Kiền, Đoàn Cao Sơn, Bùi Hồng Cường, Trần Minh Ngọc, Phạm Thị Minh Tâm và Trần Việt Hùng thực hiện.

Hình ảnh cây ba kích

ChiMorindacó khoảng 80 loài được phân bố tại các vùng nhiệt đới, trong đó cây ba kích (Baji tian),Morinda officinalisHow., là một trong bốn dược liệu truyền thống của Trung Quốc, được sử dụng và phân bố rộng rãi tại miền nam Trung Quốc và ở Việt Nam. Rễ ba kích được dùng để điều trị các bệnh liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều, vô sinh nam, vô sinh do tử cung lạnh, đau bụng dưới do lạnh và bệnh yếu gân cốt. Ở Việt Nam, ba kích chủ yếu mọc hoang ở những vùng đồi, núi thấp tỉnh trung du và miền núi phía bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang và cũng được phát hiện ở miền trung như Quảng Nam. Việc ứng dụng định danh dược liệu ba kích và phân tích đa dạng di truyền bằng phương pháp sinh học phân tử tại Việt Nam cũng đã được thực hiện trong một số nghiên cứu trước đây, nhưng chỉ dựa trên trình tự gene ITS. Đến thời điểm tháng 07/2017, trên NCBI có trên 120 dữ liệu gene của loàiMorinda officinalis. Trong đó có khoảng 90 trình tự liên quan đến vùng ITS và 34 trình tự trên chloroplast gồm 15 trình tự ở genematK, 7 trình tự ở vùng genercbL, 5trnH, 6trnLvà 1trnT. Như vậy, các trình tự trên chloroplast vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều như ITS. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tính đa dạng loài và xác định tên khoa học của các mẫu ba kích thu thập được bằng phương pháp hình thể học phối hợp phương pháp giải trình tự gene, nhằm mục đích tìm một vùng gene thích hợp cho việc thiết lập DNA barcoding. Các vùng gene được chọn để nghiên cứu là ITS trên nhiễm sắc thể và matK, trnH-psbA, rbcL trên chloroplast.

Nguyên liệu

- Mẫu nghiên cứu: 6 mẫu rễ ba kích được thu hái từ các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Nam, Hà Giang và được đánh số từ BK1 đến BK6

- Hóa chất, thuốc thử: Kit tách chiết Dneasy Plant Miniki Qiagenet-Germany; RunSafe DNA Loading Dye; Đệm TBE  buffer  (Tris base 10,4 g, boric acid  5,5 g, EDTA 2 ml 1 M trong 100 ml); Plant direct Master Mix 2x.

- Thiết bị: Máy soi gel UV transilluminator; Máy PCR Veriti của AB Aplied BioSystems; Máy giải trình tự gene 3130XL của AIB.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết tách DNA toàn phần

- Khuếch đại và giải trình tự DNA.

Kết luận

Vùng ITS là vùng gene đặc trưng có thể dùng để định danh phânMorinda officinalis. Các gene trên chloroplast như matK có tiềm năng trong việc làm barcode định danh dược liệu vì chloroplast có kích thước nhỏ nên ít bị hư hỏng như các vùng gene ở nhiễm sắc thể. Đối với 4 mẫuMorinda officinalisđã khảo sát:

- Vùng genematKvà ITS rất tương đồng nên có thể suy luận 4 mẫu này có thể xuất phát từ một gốc chung một nguồn gốc.

- Các trình tựrbcLvàtrnH-psbAbắt đầu tích lũy đột biến và trêntrnH-psbA, có một mẫu đã tách ra khỏi nhóm. Trong trường hợp này, trình tựrbcLvàtrnH-psbAcó thể dùng để phân tích sự biến đổi đa dạng dưới loài và chủng địa lý.

Tạp chí y dược học, Tập. 60 Số. 1(2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài