SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu bào chế viên bao phim phóng thích kéo dài hai pha chứa diltiazem hydroclorid

[16/08/2023 14:37]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Minh Quân, Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Hậu thực hiện.

Hình ảnh minh họa

Diltiazem hydroclorid (DTZ) là thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng rộng rãi trong điều trị cao huyết áp. Thuốc có thời gian bán thải ngắn (3,0 - 4,5 giờ) và sinh khả dụng thấp (khoảng 40 %) nên người bệnh phải dùng thuốc nhiều lần trong ngày. Do đó, việc điều chế dưới dạng thuốc phóng thích kéo dài (PTKD) làm giảm số lần dùng thuốc, giúp tăng sự tuân trị, nâng cao hiệu quả trị liệu và sự an toàn. Thuốc gốc chứa DTZ hiện lưu hành trên thị trường là Herbesser®R200 giải phóng dược chất có kiểm soát qua hai pha. Pha phóng thích tức thời (PTTT) nhằm cung cấp một lượng dược chất xác định ngay sau khi dùng thuốc và pha PTKD được thiết kế nhằm duy trì nồng độ DTZ trong máu một cách ổn định. Nghiên cứu này nhằm điều chế viên nén diltiazem hydrochlorid 200 mg phóng thích dược chấtin vitrocó kiểm soát theo hai pha tương đương với Herbesser®R200.

Nguyên liệu

Diltiazem hydroclorid được sản xuất bởi hãng Zach System SPA (Italia). Các tá dược dùng trong điều chế gồm ethylcellulose, 45 cps, hydroxypropyl methylcellulose (HPMC) E6, cellulose vi tinh thể (MCC) PH101, lactose monohydrat, polyvinyl pyrrolidone (PVP) K30, polyethylen glycol (PEG) 6000. Các dung môi, hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phân tích.

Phương pháp nghiên cứu

- Bào chế viên DTZ 200 mg PTKD

+ Bào chế viên nhân

+ Bao màng kiểm soát sự phóng thích dược chất

+ Bao bồi lớp bao chứa DTZ phóng thích tức thời

- Phương pháp định lượng dược chất

- Phương pháp thử độ giải phóng dược chất

Kết luận

Kỹ thuật bao bồi lớp phóng thích nhanh lên viên giải phóng kéo dài đã được ứng dụng để bào chế viên DTZ. Với công thức và quy trình bao đã đề xuất, dược chất phóng thích có kiểm soát từ viên nghiên cứu qua 2 pha, tương đương với chế phẩm đối chiếu Herbesser®R200 trong khi vẫn giữ được tính chất hóa lý của nguyên liệu đầu.

Tạp chí y dược học, Tập. 60 Số. 2(2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Lưu ý: Cổng thông tin Sở Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm với nội dung các đường link liên kết bên ngoài