SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời acid chlorogenic, acid 3,5-dicaffeoylquinic và acid caffeic trong kim ngân cuộng (Caulis cum folium Lonicerae)

[17/08/2023 15:38]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Hà Thanh Hòa,Nguyễn Thị Minh Diệp,Hà Quang Lợi,Ngô Thị Xuân Thịnh,Nguyễn Quốc Tuấn,Phạm Quốc Tuấn thực hiện.

Hình ảnh minh họa

Kim ngân có tên khoa học làLonicera japonicaThunb. thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae) được trồng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. kim ngân được sử dụng trong y học cổ truyền và trong dân gian để thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt, điều trị lỵ, mẩn ngứa, ban sởi. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của kim ngân chỉ ra các hợp chất như acid chlorogenic, acid 3,5-dicaffeoyl-quinic, acid methyl-3,5-dicaffeoylquinic,acid 3-caffeoyl-5-dihydro caffeoylquinic, acid caffeic, luteolin, quercetin 3-O-β-D-glucopyranosid có tác dụng chống oxi hóa, chống viêm, chống nhiễm khuẩn huyết. Trong Dược điển Việt Nam (DĐVN) V, chuyên luận kim ngân cuộng (cành và lá) [KNC] có phương pháp định tính bằng sắc ký lớp mỏng với chất đối chiếu là acid chlorogenic (một hoạt chất chính trong kim ngân) mà chưa có chỉ tiêu định lượng. Để góp phần nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng dược liệu KNC trong DĐVN V, phương pháp định lượng đồng thời acid chlorogenic, acid 3,5-dicaffeoylquinic và acid caffeic được xây dựng trong nghiên cứu này.

Mẫu nghiên cứu:Cành và lá của cây kim ngân (Lonicera japonicaThunb.) được mua từ Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu.

Phương pháp nghiên cứu

-Khảo sát xử lý mẫu: KNC được chiết xuất với các dung môi khác nhau như: MeOH, MeOH 80 %, MeOH 60 % được siêu âm trong thời gian 10, 15 và 20 phút. Chọn dung môi chiết chất1,2và3cho hàm lượng cao nhất và ít tạp chất trong dịch chiết.

- Chuẩn bị dung dịch

- Lựa chọn điều kiện sắc ký: Sử dụng cột Phenomenex C-18, 250 x 4,6 mm I.D (S-5 µm, 12 nm), detector PDA: 254 nm; nhiệt độ buồng cột: 30oC; tốc độ dòng: 0,8 ml/phút; thể tích tiêm 10 μl; Pha động: MeOH-H2O, rửa giải gradient theo chương trình 15 - 100 % MeOH trong 1 giờ.

- Thẩm định phương pháp: Phương pháp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tính thích hợp của hệ thống, độ đặc hiệu, khoảng nồng độ tuyến tính, độ lặp lại, độ chính xác trung gian, độ đúng, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ).

Kết luận

Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp định lượng đồng thời acid chlorogenic, acid 3,5-dicaffeoylquinic và acid caffeic bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, và đánh giá được chất lượng dược liệu kim ngân cuộng thu mua trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là một phương pháp phù hợp cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng dược liệu kim ngân cuộng qua hàm lượng acid chlorogenic, acid 3,5-dicaffeoylquinic và acid caffeic.

Tạp chí y dược học, Tập. 60 Số. 3(2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ