SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của rễ nhương lê kim cang (Myxopyrum smilacifolium Blume)

[17/08/2023 15:53]

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Thu, Hà Vân Oanh thực hiện.

Hình ảnh minh họa

Nhương lê kim cang hay sâm xuyên đá có tên khoa học làMyxopyrum smilacifolium(Wall.) Blume, là cây bụi leo, thân gỗ thuộc chiMyxopyrum, họ Nhài (Oleaceae). Rễ, thân và lá của nó có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, đặc biệt là tại Ấn Độ. Rễ được dùng để điều trị các bệnh như ghẻ, ho, thấp khớp, sốt và các vết thương. Lá cây là chất làm se, thuốc giảm đau, dị ứng, giải nhiệt và bổ. Ngoài ra, còn được dùng trong chữa ho, hen suyễn, thấp khớp, đau đầu, sốt, các bệnh về tai, đau dây thần kinh và các vết thương. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấyMyxopyrum smilacifoliumcó chứa các nhóm chất iridoid, triterpen, flavonoid với các tác dụng như kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, chống oxy hóa.Ở nước ta, nhương lê kim cang được đồng bào các dân tộc miền núi sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, uống nước sắc loài cây này còn giúp hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người già ốm yếu. Tuy đã được sử dụng trong dân gian, nhưng các nghiên cứu về loài này còn hạn chế ở Việt Nam ngoài nghiên cứu của Nguyễn Minh Luyến và cs. (2017) về đặc điểm thực vật và các nhóm chất (flavonoid, saponin, acid amin, đường khử và polysarcharid). Do đó,nghiên cứu này được tiến hành nhằm phân lập một số hợp chất và đánh giá khả năng gây độc trên một số dòng tế bào ung thư của các cao chiết cũng như các hợp chất phân lập được từ rễ nhương lê kim cang.

Nguyên liệu

Mẫu nghiên cứu là cành mang lá, quả của cây nhương lê kim cang thu hái tại xã Mai Sơn, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái vào tháng 12 năm 2015.

Phương pháp nghiên cứu

- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc

- Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro

Kết luận

Bằng các phương pháp sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng và kết hợp với các phương pháp phổ (NMR,MS), nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc của 2 hợp chất iridoid glycosid, trong đó có một hợp chất mới (4,8-dicarbomethoxy-iridoid-1α-O-β-ᴅ-glucopyranosid,MSB03). Cấu trúc của hợp chất còn lại được xác định là myxopyrosid (MSB04). 2 hợp chất này cùng với cao tổng ethanol 80 % (MST), các cao phân đoạn của cao tổng:n-hexan (MSH), dichloromethan (MSD), ethyl acetat (MSE) và caon-butanol (MSB) đã được đánh giá khả năng gây độc trên 4 dòng tế bào ung thư: MCF7, A549, HL-60, HepG2. Tuy nhiên, các cao chiết và 2 hợp chất iridoid không thể hiện hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư thử nghiệm gồm MCF7, A549, HL-60 và HepG2.

Tạp chí y dược học, Tập. 60 Số. 3(2020)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ