Ứng dụng kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục với thuốc Levobupivacaine phối hợp fentanyl tại Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt
Nhiệm vụ “Ứng dụng kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục với thuốc Levobupivacaine phối hợp fentanyl tại Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt” do Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt chủ trì thực hiện, Bác sĩ Lê Văn Lóng làm chủ nhiệm. Nhiệm vụ đã được Sở KH&CN thành phố Cần Thơ nghiệm thu năm 2018.
Tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong đẻ bằng Bupivacain phối hợp với Fentanyl đã được áp dụng ở nhiều Bệnh viện: Bệnh Viện Hùng Vương TP Hồ Chí Minh đã thực hiện đầu tiên giảm đau trong chuyển dạ từ năm 1988, Bệnh viện Từ Dũ 1995, Bệnh vện Đa khoa thành phố Cần Thơ 2008. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng tốt còn có tác dụng không mong muốn như ức chế vận động làm sản phụ khó đi lại, ức chế thần kinh giao cảm gây giãn mạch, giảm huyết áp.
Ngày 02/07/2012 bệnh viện Đa khoa thành phốCần Thơ chuyển giao kỹ thuật giảm đau trong đẻ bằng gây tê ngoài màng cứng cho Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt. Với mong muốn tìm ra thuốc thích hợp nhất sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng để giảm đau cho sản phụ trong đẻ nhóm tác giả tiến hành thực hiện dự án: “Ứng dụng kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng liên tục với thuốc Levobupivacaine phối hợp Fentanyl tại bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt”.
Qua kết quả nghiên cứu trên 100 sản phụ thực hiện GTNMC liên tục để giảm đau trong chuyễn dạ với thuốc tê Levobupivacain nồng độ 0,1% phối hợp với thuốc giảm đau trung ương Fentanyl liều thấp tại Bệnh viện Đa khoa Quận Thốt Nốt nhóm tác giả nhận thấy như sau:
* Đánh giá hiệu quả :
Hiệu quả giảm đau trong chuyển dạ ở đề tài được đánh giá tốt đến khá là 100%, đánh giá theo thang điểm đau VAS, đặc biệt là 97% gần như hoàn toàn không đau khi sanh. Có phong bế vận động độ 1 là 3 trường hợp.
* Tính an toàn
Không có các tai biến, biến chứng đáng kể. Do đó nhóm tác giả nhận thấy phương pháp giảm đau trong chuyển dạ bằng GTNMC liên tục với việc phối hợp thuốc tê Levobupivacain 0,1% và thuốc giảm đau trung ương Fentanyl 1mcg/1ml, đã góp phần tăng tính an toàn và hiệu quả trong sản khoa, tạo thoải mái cho SP. Trong đề tài nhóm tác giả xử dụng bơm tiêm điện cũng đã cho thấy những ưu điểm, thuận lợi rõ rệt như duy trì nồng độ thuốc ổn định, cải thiện chất lượng giảm đau, giảm liều lượng sử dụng của cả hai nhóm thuốc, do đó sẽ giảm được các tác dụng phụ của thuốc.
* Các tác dụng phụ
Tỷ lệ tác dụng phụ: Buồn nôn 3 trường hợp (chiếm 3%), lạnh run 3 trường hợp (chiếm 3%), đau đầu 2 trường hợp (chiếm 2%) và đau lưng 1 trường hợp (chiếm 1%). Chỉ xử trí đơn giản là cải thiện. Không có trường hợp nào suy hô hấp, suy tuần hoàn nghiêm trọng. Không xảy ra các biến chứng nhiễm trùng vị trí tiêm, tụ máu dưới màng cứng, tê tủy sống toàn bộ, viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, dị cảm do tổn thương rễ thần kinh.
* Phong bế vận động:
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả, có 03 trường hợp (chiếm 3%) bị ảnh hưởng vận động sau khi được giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng nhưng là phong bế vận động độ 1 và phong bế vận động độ 0 có 97 trường hợp (chiếm 97%), không có trường hợp nào phong bế vận động độ 2,3. Như vậy, với nồng độ Levobupivacain 0,1% được sử dụng trong nghiên cứu của nhóm tác giả đủ để ức chế cảm giác đau và không có tác dụng phong bế vận động.
* Tỷ lệ Sinh thường và sinh mổ:
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ sinh thường tự nhiên là 73 %, sinh thường và mổ lấy thai là 27 %. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả do cỡ mẫu chưa nhiều nên kết quả chỉ mang tính khảo sát bước đầu chứ không thể kết luận được mối liên quan giữa kết qua với sự kết thúc của chuyển dạ với phương pháp giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng.
Bạn đọc có thể tìm đọc toàn văn kết quả nghiệm vụ KH&CN tại Trung tâm Thông tin KH&CN Cần Thơ (CASTI).