Ảnh hưởng của can thiệp tập huấn bởi dược sĩ đối với tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh ngoại trú đái tháo đường typ 2 có bảo hiểm y tế
Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thị Uyển,Lê Thu Thủy, Nguyễn Tiến Đạt, Phí Thị Hồng Nhung, Phương Chi, Nguyễn Thị Song Hà thực hiện.
Hình ảnh minh họa
Tuân thủ điều trị là hành vi của người bệnh thực hiện theo hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế về sử dụng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống. Tuân thủ điều trị đặc biệt với bệnh mạn tính như đái tháo đường (ĐTĐ) giúp đảm bảo hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện và tiết kiệm chi phí điều trị. Chính vì vậy, việc đo lường và đánh giá tuân thủ điều trị là rất quan trọng. Phương pháp tự báo cáo với thang đo tuân thủ sử dụng thuốc Morisky được sử dụng nhiều nhất để đánh giá tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường.
Nhiều giải pháp can thiệp khác nhau đã được thực hiện với người bệnh đái tháo đường nhằm tăng cường tuân thủ điều trị. Hiện nay chưa có can thiệp nào được coi là hiệu quả để áp dụng cho mọi đối tượng người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, phương pháp can thiệp tác động trực tiếp lên người bệnh là phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp qua một hoặc nhiều chỉ số gồm tuân thủ dùng thuốc, ảnh hưởng lên kết quả lâm sàng (thường là HbA1c) và kết quả không phải lâm sàng. Trong đó, tuân thủ dùng thuốc thường là chỉ số chính được đo lường để đánh giá hiệu quả can thiệp.
Đào tạo bởi dược sĩ cho người bệnh đái tháo đường typ 2 nhằm giúp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc là giải pháp lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Câu hỏi đặt ra là hiệu quả của giải pháp này là như thế nào? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu phân tích hiệu quả của can thiệp tập huấn bởi dược sĩ đối với tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú.
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong khoảng thời gian từ 8/7/2019 đến 26/7/2019. Tiêu chuẩn lựa chọn: người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và từ 18 tuổi trở lên; có sử dụng bút tiêm insulin, có bảo hiểm y tế.
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sử dụng trong phân tích bài báo được thu thập bằng phương pháp khảo sát. Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc để thu thập số liệu trước và sau can thiệp về thông tin người bệnh và tuân thủ dùng thuốc.
- Phân tích số liệu
Kết luận
Tỉ lệ người bệnh đái tháo đường typ 2 tuân thủ sử dụng thuốc trước can thiệp tương tự một số bệnh viện khác trong nước và can thiệp tập huấn bởi dược sĩ đã có ảnh hưởng tích cực, giúp tăng tuân thủ sử dụng thuốc lên 1,04 điểm (trên thang 8 điểm).
Tạp chí y dược học, Tập. 60 Số. 4(2020)