Tạo ra vật liệu sinh học mới có khả năng bắt chước độ đàn hồi của cơ
Các nhà nghiên cứu của Trường Đại học British Columbia, Mỹ, đã thành công trong việc biến các protein nhân tạo thành một loại vật liệu sinh học rắn, mới có thể mô phỏng rất giống với độ đàn hồi của cơ người.
Nghiên cứu này sẽ mở ra những
hướng mới để chế tạo ra các vật liệu sinh học rắn từ các protein được sửa đổi;
và có các ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực khoa học vật liệu và kỹ thuật mô.
Nhóm nghiên cứu cho biết,
họ đã biến đổi các protein nhân tạo để mô phỏng cấu trúc phân tử của titin.
Titin, còn được gọi là connectin, là một protein lớn đóng vai trò sống còn đối
với độ đàn hồi tích cực của cơ. Phiên bản được sửa đổi, mô phỏng một chuỗi các
hạt, nhỏ hơn 100 lần so với titin. Vật liệu sinh học dạng cao su thu được cho
thấy có độ co dãn cao ở mức căng thấp và cứng ở mức căng cao, đây là các đặc
điểm tạo ra các tính chất đàn hồi của cơ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, điểm đặc biệt
của các protein dạng titin này là chúng dãn ra dưới lực căng để phân tán năng
lượng và ngăn ngừa tổn thương tới mô do căng quá sức. Các tính chất cơ học của
những vật liệu sinh học này có thể được tinh chỉnh, để mang lại cơ hội phát
triển các vật liệu sinh học có nhiều đặc tính sử dụng, trong đó có cả đặc tính bắt
chước các dạng khác nhau của cơ. Vật liệu này cũng hoàn toàn phân hủy sinh học
và hydrat hóa.