Chai LPG composite phải đạt QCVN 16:2022/BCT để đảm bảo an toàn và chất lượng
Thiết kế, chế tạo, nhập khẩu và lắp đặt, sử dụng chai LPG composite theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2022/BCT để đảm bảo tính chính xác, an toàn và chất lượng chai.
Chai LPG composite (composite LPG cylinder) là chai chịu áp lực, nạp lại được có dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L được chế tạo bằng vật liệu composite và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩnquốc gia QCVN 16:2022/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn chai LPG Composite.
Theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2022/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn chai LPG Composite quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt và sử dụng chai LPG composite dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L, có mã HS 3923.30.20, 3923.30.90 hoặc 3923.90.90.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, thử nghiệm, tồn chứa, giao nhận, vận chuyển, lắp đặt, sử dụng chai LPG composite quy định tại Điều 1 của Quy chuẩn này.
Thiết kế, chế tạo chai LPG cần đảm bảo theo QCVN 16:2022/BCT. Ảnh minh họa
Quy chuẩn trên quy định về vật liệu lớp lót (bao gồm cả vòng cổ chai) phải được sản xuất từ vật liệu thích hợp để chứa LPG. Các vật liệu được sử dụng phải có chất lượng đồng nhất và thích hợp. Nhà sản xuất chai composite phải xác định mỗi lô vật liệu mới có các đặc tính chính xác và chất lượng đạt yêu cầu và duy trì hồ sơ từ đó có thể xác định được lô nguyên liệu được sử dụng để sản xuất từng chai.
Vật liệu bọc ngoài phải là sợi carbon, sợi aramid, sợi thủy tinh hoặc bất kỳ hỗn hợp nào của chúng. Vật liệu liên kết (matrix) đối với các chai được sản xuất hai nửa, chất kết dính, phải là một loại polyme phù hợp với ứng dụng, môi trường và tuổi thọ dự kiến của sản phẩm.
Các nhà cung cấp vật liệu sợi, vật liệu thành phần nền và vật liệu thành phần kết dính, phải cung cấp đủ tài liệu để nhà sản xuất chai composite có thể xác định đầy đủ các lô vật liệu được sử dụng trong chế tạo từng chai.
Các vật liệu được sử dụng phải có chất lượng đồng nhất và thích hợp. Nhà sản xuất chai composite phải xác minh rằng mỗi lô vật liệu mới có các đặc tính chính xác và chất lượng đạt yêu cầu, đồng thời duy trì hồ sơ để từ đó có thể xác định lô vật liệu được sử dụng để sản xuất mỗi chai. Giấy chứng nhận phù hợp từ nhà sản xuất vật liệu được coi là chấp nhận được cho mục đích xác minh. Các lô vật liệu phải được nhận biết và lập thành tài liệu, đảm bảo có thể truy tìm nguồn gốc của tất cả các vật liệu chế tạo chai.
Yêu cầu về thiết kế và chế tạo thì chai được bọc hoàn toàn có lớp lót bằng kim loại hoặc phi kim loại không chia sẻ tải trọng bao gồm các phần; Lớp lót bên trong bằng kim loại hoặc phi kim loại chịu tải trọng không đáng kể; Vòng cổ chai (metallic boss) có các kết nối ren, là một phần của thiết kế; Lớp bọc ngoài composite được tạo thành bởi các lớp sợi liên tục trong vật liệu kết dính; Vỏ bảo vệ bên ngoài (nếu có). Khi cần thiết, phải cẩn thận để đảm bảo không có phản ứng bất lợi nào giữa lớp lót và sợi gia cường bởi áp dụng lớp phủ bảo vệ thích hợp cho lớp lót trước quá trình quấn.
Chai được bọc hoàn toàn không có lớp lót với áp suất thử nhỏ hơn 60 bar có thể được chế tạo dưới dạng: Ở dạng khuôn lót dùng một lần (disposable madrel) được quấn lên sợi carbon, sợi aramid hoặc sợi thủy tinh (hay hỗn hợp của chúng) trong chất kết dính để tạo ra sự gia cường theo chiều dọc và theo chu vi. Ở dạng của hai vỏ quấn sợi được quấn chồng lên nhau bằng sợi carbon, sợi aramid hoặc sợi thủy tinh (hay hỗn hợp của chúng) trong chất kết dính để tạo ra sự gia cường theo chiều dọc và theo chu vi được liên kết với nhau. Chai có thể được thiết kế chỉ có một hoặc hai lỗ mở dọc theo trục tâm. Các đường ren song song được kéo dài tới tận cổ hoặc phải có số đường ren đủ để lắp van.
Yêu cầu về chế tạo thì lớp lót và vòng cổ chai kim loại, nơi được ráp nối, phải được chế tạo phù hợp với thiết kế của nhà sản xuất. Chai được chế tạo từ lớp lót không chia sẻ tải hoặc được chế tạo từ khuôn lót dùng một lần (disposal madrel), bọc toàn bộ bằng các lớp sợi liên tục trong vật liệu liên kết dưới sức căng được kiểm soát để đáp ứng chiều dày composite thiết kế như quy định tại điểm 6.2.3.
Lớp lót có thể bị tháo ra và được quấn lại với điều kiện là lớp bọc chưa qua lưu hóa. Lớp lót không được bọc ngoài nếu nó đã bị hư hỏng hoặc bị xước trong quá trình tháo ra. Với các chai không có lớp lót, được chế tạo từ hai nửa ghép lại, mỗi phần phải được quấn để tạo được chiều dày composite yêu cầu trước khi được ghép bằng chất kết dính thích hợp.
Sau khi hoàn thành việc quấn lớp composite phải được lưu hóa (nếu phù hợp) bằng cách sử dụng nhiệt độ được kiểm soát. Nhiệt độ lớn nhất phải sao cho cơ tính của vật liệu lót, nếu có, và lớp bọc composite không bị ảnh hưởng bất lợi.
Tại Quy chuẩn kỹ thuật này cũng quy định rõ việc ghi nhãn cho chai. Theo đó mỗi chai bằng composite thành phẩm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này phải được ghi nhãn, đảm bảo rõ ràng và đủ bền trong thời hạn sử dụng của chai và phải đảm bảo cho việc truy vết trong trường hợp sự cố cháy nổ, đáp ứng yêu cầu theo TCVN 10367:2014 và các thông tin sau đây phải thể hiện rõ ràng trên chai: Tên đơn vị sở hữu; Tiêu chuẩn chế tạo; Tên nhà sản xuất; Số chế tạo; Tháng/năm chế tạo; Dung tích; Khối lượng chai rỗng (bao gồm cả khối lượng van chai); Áp suất làm việc; Áp suất thử thủy lực; Bu tan + Propan (BU+PR) và khối lượng nạp; Không được phép xóa, sửa đổi các thông tin của nhà sản xuất.
Ký hiệu kiểm định được dán trên thân chai theo quy định tại Điều 11 của Quy chuẩn này và đảm bảo luôn có để nhận biết trong suốt quá trình lưu thông của chai.
Đối với chai được ghi nhãn trước ngày có hiệu lực của Quy chuẩn này, đơn vị sử dụng phải đảm bảo chai có số sêri gần chắc chắn lên phần chai composite (không phải trên vỏ bọc có thể tháo rời bên ngoài), đảm bảo luôn có trong suốt vòng đời chai. Các thông tin ghi nhãn khác phải đảm bảo luôn có để nhận biết trong suốt quá trình lưu thông của chai.