Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh plant probiotics (PP) lên sinh trưởng, năng suất rau muống và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Bảo Trân - Trường Đại học An Giang, ĐHQG-TPHCM, tác giả Nguyễn Khởi Nghĩa - Trường Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, tác giả Lê Thị Xã Trường Cao đẳng Cộng đ ồng Sóc Trăng thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh PP (CPVS PP) có chứa một số dòng vi khuẩn thuộc chi Bacillus và Lactobacillus lên sinh trưởng, năng suất rau muống và đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới.
Hiện nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến thực phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe. Ngoài cá và thịt, rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Rau muống là loại rau ăn lá được ưa chuộng bởi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe (Gangopadhyay et al., 2021). Vì chú trọng đến năng suất và lợi nhuận, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và thuốc kích thích sinh trưởng với liều lượng và tần suất cao hơn khuyến cáo trong canh tác (Mengistie et al., 2015). Việc này dẫn đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chất độc hại khác lưu tồn trong sinh khối của cây rau muống, cũng như trong môi trường đất, nước và không khí. Hậu quả của việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân trực tiếp tham gia canh tác và người tiêu dùng khi tiêu thụ những sản phẩm này (Jeyanthi & Kombairaju, 2005; Ikpesu et al., 2013). Hơn nữa, việc lạm dụng hóa chất nông nghiệp trong quá trình canh tác rau màu không chỉ gây suy thoái đất mà còn làm tăng sự tích tụ các chất độc hại, đồng thời giảm năng suất theo thời gian (Châu và ctv., 2019). Vì thế, việc giảm thiểu phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong canhtác rau muống, thay vào đó là tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường là việc làm hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây, các chế phẩm vi sinh trong canh tác nông nghiệp theo hướng an toàn, sạch và hữu cơ được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi (SởKhoa học và Công nghệ thành phố HồChí Minh, 2019). Chế phẩ m vi sinh plant probiotics (PP) là chếphẩ m chứa t ổ hợp các dòng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus spp. và Bacillus spp. Chúng được phân lập từ hạt ngũ cốc như gạo, bắp và mè. Vai trò của các loài vi khuẩn thuộc chi vi khuẩn Lactobacillus spp. và Bacillus spp. trong kích thích gia tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, đặc biệt là cây rau, cũng như cải thiện chất lượng đất và tăng hiệu quả huy động và hấp thu dinh dưỡng lên sinh khối cây trồng được minh chứng qua nhiều công trình nghiên cứu được công bố trên thế giới và Việt Nam.
Luân và ctv. (2022) đã đánh giá hiệu quả của 6 dòng vi sinh vật có khả năng tổng hợp acid acetic trong đó có 3 dòng vi khuẩn Bacillus sp. Phân lập từ hạt ngũ cốc như gạo, bắp và mè cho thấy chúng có khả năng đối kháng với nấm bệnh cây trồng như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani, giúp gia tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt rau muống và hạt xà lách. Ngoài ra chúng còn kích thích gia tăng chiều cao cây, chiều dài rễ, đư ờng kính thân và sinh khối khô cây rau muống và cải xà lách, đặc biệt sinh khối khô cây rau muống và cải xà lách gia tăng lần lư ợt 33,9-48,3% và 19,4-58,9% so với nghiệm thức đối chứng không chủng vi khuẩn. Tương tự Cương và ctv. (2019) đã đánh giá khảnăng kích thích sinh trưởng của cây lạc ởđiều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉtiêu như tỷlệmọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillussp. S18F11 và Bacillussp. S20D12. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷlệ nảy mầm, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đ ối chứng và kiến nghị xử lý 1 lần vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đã đạt hiệu quả cao. Đối với các dòng vi khuẩn Lactobacillus có lợi cũng được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (Ngân và ctv., 2022; Út, 2022), tuy nhiên còn các nghiên cứu ứng dụng vào canh tác cây trồng mà nhất là cây rau muống còn hạn chế. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh PP (CPVS PP) chứa các dòng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus và Bacilluslên sinh trưởng, năng suất rau muống và một số đặc tính sinh học đất cũng như ảnh hưởng của CPVS PP này lên khả năng làm giảm lượng phân bón hóa học trên rau muống ở điều kiện nhà lưới.
Chế phẩm vi sinh PP dạng lỏng (CPVS PP) chứa một số dòng vi khuẩn Lactobacillussp. LB1, Lactobacillussp. LB5 và Bacillussp. LB2 có tổng mật số vi khuẩn là 1011cfu/mL (Phượng, 2018). Chế phẩm được hòa loãng để đạt nồng độ 0,4% (v/v) (CPVS PP 0,4%) với nước cất tiệt trùng trước khi phun cho cây rau muống. Hạt giống rau muống sử dụng là hạt F1 của Công ty hạt giống Trang Nông. Thí nghiệm được thực hiện trong chậu nhựa đen tròn với kích thước 28 cm × 22 cm. Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại trong 2 vụ liên tục.
Kết quả cho thấy nghiệm thức bón kết hợp 75% NPK + 0,4% chế phẩm PP giúp gia tăng chiều cao cây, số lá, hàm lượng chlorophyll của lá, trong khi khối lượng tươi và sinh khối khô/chậu của rau muống cho kết quả tương đương với nghiệm thức đối chứng dương bón 100% NPK theo khuyến cáo. Bên cạnh đó các nghiệm thức bón chế phẩm vi sinh PP giúp cải thiện giá trị độ dẫn điện của đất (EC) và mật số vi khuẩn trong đất. Như vậy, sử dụng CPVS PP với nồng độ 0,4% được khuyến cáo trong canh tác rau theo hướng an toàn và phát triển bền vững.
Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Tập 59, số 6B (2023) (nthang)