Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng dự trữ quốc gia
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 43/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 196/2004/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia (tiêu chuẩn chất lượng nhập, xuất, yêu cầu bảo quản và thời hạn lưu kho).
Chính phủ vừa ban hành Nghị định
43/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số
196/2004/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ
quốc gia (tiêu chuẩn chất lượng nhập, xuất, yêu cầu bảo quản và thời hạn lưu
kho).
Chính
phủ quy định trách nhiệm Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, quản
lý hàng dự trữ quốc gia và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm xây dựng
hồ sơ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý
của mình gửi Bộ Tài chính.
Trường
hợp chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng dự trữ quốc
gia mới đưa vào dự trữ; chưa kịp sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ thuật của quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành do thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ
bảo quản, Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng và quyết định
chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo quản để tạm thời áp dụng sau khi có
ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong thời gian tối đa là 1
năm kể từ khi bổ sung mặt hàng dự trữ quốc gia mới, thay đổi yêu cầu kỹ thuật
hoặc công nghệ bảo quản, Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải hoàn thành
việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để gửi Bộ Tài chính ban hành.
Theo
Nghị định 196/2004/NĐ-CP trước đây, cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên
trách thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dự trữ quốc
gia và được tổ chức theo hệ thống dọc gồm Cục Dự trữ quốc gia và các đơn vị dự
trữ quốc gia khu vực bố trí ở các địa bàn chiến lược trong cả nước. Đơn vị dự
trữ quốc gia khu vực có các Tổng kho dự trữ trực thuộc, trực tiếp quản lý, bảo
quản hàng dự trữ quốc gia và xuất, nhập kho, mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc
gia theo lệnh của cấp có thẩm quyền.
Còn tại
Nghị định 43/2012/NĐ-CP, quy định trên được sửa đổi như sau: Cơ quan quản lý dự
trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về dự trữ quốc gia, được tổ chức theo hệ thống dọc gồm Tổng cục Dự trữ Nhà
nước và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực bố trí ở các địa bàn chiến lược trong
cả nước.
Cục Dự
trữ Nhà nước khu vực có các Chi cục Dự trữ Nhà nước, trực tiếp quản lý, bảo
quản hàng dự trữ quốc gia và xuất, nhập kho, mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc
gia theo lệnh của cấp có thẩm quyền./.