Mối liên hệ giữa mùi, âm thanh và cảm xúc
Nghiên cứu mới nổi bật với phát hiện đáng ngạc nhiên về cách khứu giác và thính giác tương tác trong não để thúc đẩy hành vi xã hội, lấy hình mẫu là bản năng làm mẹ ở chuột.

Khi chúng ta tương tác với môi trường xung quanh, cả động vật và con người đều sử dụng tất cả các giác quan, bao gồm cả mùi và âm thanh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp như các rối loạn phát triển, chẳng hạn như chứng tự kỷ, não có thể xử lý thông tin từ các giác quan khác nhau một cách khác biệt, làm cho việc hiểu và diễn giải tín hiệu xã hội trở nên khó khăn hơn.
Giáo sư Stephen Shea cùng nghiên cứu sinh Alexandra Nowlan đã tập trung vào cách mà khứu giác và thính giác kết hợp trong hành vi tìm kiếm con non ở chuột. Hạch hạnh nhân (BA) có thể coi là một trung tâm cơ bản trong việc xử lý thông tin cảm giác và xã hội ở cả chuột và người. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các tế bào thần kinh trong hạch hạnh nhân (BA) gửi thông tin về mùi đến vùng não chịu trách nhiệm xử lý âm thanh (AC). Tại đây, tín hiệu mùi và tín hiệu âm thanh hòa trộn với nhau và ảnh hưởng đến cách mà động vật phản ứng với âm thanh, chẳng hạn như tiếng kêu của con non. Điều này cho thấy rằng sự tương tác giữa mùi và âm thanh rất quan trọng trong các hành vi xã hội của động vật.
Hiện tại, các nhà nghiên cưu đang tiếp tục triển khai nghiên cứu để làm rõ hơn về cách mà các vùng não này kết nối và tương tác với nhau. Công trình của họ không chỉ nhằm phát hiện ra cơ chế vận hành của các giác quan, mà còn có thể giúp hiểu rõ hơn cách mà chứng tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng diễn giải tín hiệu xã hội ở người. Phát hiện này có thể mở ra hướng đi mới cho nghiên cứu và can thiệp trong lĩnh vực tâm lý học và y học, tạo điều kiện thuận lợi cho những người gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội.