Cách côn trùng biến đổi gen sử dụng protein có nọc độc để chống lại bệnh bật
Các thử nghiệm trên ruồi giấm (Drosophila melanogaster) đã chứng minh rằng những con cái giao phối với côn trùng đực đã được biến đổi gen theo phương pháp Kỹ thuật Toxic Male (TMT) có tuổi thọ giảm từ 37–64% so với những con cái giao phối với những con đực không bị biến đổi gen. Điều này cho thấy sức mạnh của TMT trong việc giảm chu kỳ sống của côn trùng cái, từ đó hạn chế khả năng lây lan bệnh tật.
Mô hình máy tính dự đoán nếu áp dụng TMT cho loài muỗi Aedes aegypti, loại muỗi chủ yếu truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika, có thể giảm tỷ lệ hút máu, yếu tố chính trong quá trình truyền bệnh, từ 40 đến 60% so với các phương pháp kiểm soát hiện có. Điều này có thể dẫn đến giảm đáng kể khả năng lây lan dịch bệnh do muỗi gây ra, mang lại hy vọng lớn cho việc kiểm soát dịch bệnh toàn cầu.
Vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường được đặt lên hàng đầu trong TMT. Các protein có nọc độc tự nhiên được sử dụng trong TMT được lựa chọn rất cẩn thận, với mục tiêu chỉ nhắm đến các động vật không xương sống. Điều này đảm bảo rằng chúng không gây hại cho động vật có vú hay các loài côn trùng có lợi khác, bởi độc tính qua đường miệng của các protein này rất thấp. Theo Phó Giáo sư Maciej Maselko, nghiên cứu hiện tại đã cung cấp bằng chứng ban đầu cho khái niệm này, tuy nhiên, cần tiến hành thêm thử nghiệm trên muỗi và kiểm tra an toàn nghiêm ngặt để đảm bảo không có rủi ro cho con người và các loài không phải mục tiêu khác.