Khám phá ra công tắc “Ngừng ăn” của não
Các nhà khoa học tại Columbia đã phát hiện ra một nhóm tế bào thần kinh đặc biệt trong thân não của chuột, có chức năng quan trọng trong việc báo hiệu cho chuột biết khi nào nên ngừng ăn.

Mặc dù nhiều mạch dẫn truyền trong não đã được biết đến với việc điều chỉnh lượng thức ăn mà động vật tiêu thụ, thì những tế bào thần kinh mới được phát hiện này chính là yếu tố quyết định cuối cùng trong việc cảm nhận cơn đói và cảm giác no.
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng các kỹ thuật tế bào đơn tiên tiến, giúp họ phân tích sâu hơn vào vùng thân não và phân biệt các loại tế bào khác nhau. Bằng cách thao tác kích thích các tế bào thần kinh này bằng ánh sáng, họ đã xác định được cách mà các hormone và tín hiệu từ thực phẩm ảnh hưởng đến hoạt động của chúng. Đặc biệt, họ phát hiện thấy một hormone sinh ra cảm giác thèm ăn có thể ức chế hoạt động của các tế bào này, trong khi một loại thuốc hiện nay là GLP-1 lại kích hoạt chúng, từ đó cho phép các tế bào thần kinh theo dõi từng miếng ăn của chuột.
Điều đáng chú ý là vị trí của các tế bào thần kinh này ở thân não tương tự ở tất cả các loài động vật có xương sống, cho thấy rằng con người rất có thể cũng sở hữu những tế bào thần kinh tương tự. Khám phá này mở ra hy vọng cho việc phát triển những phương pháp điều trị mới cho bệnh béo phì và tiết lộ thêm về cơ chế điều chỉnh cảm giác đói và no của não bộ.