SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

TCVN 14187:2024 về xác định chì, cadimi, asen có trong mật ong

[11/04/2025 13:59]

​​​​​​​Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang lại những giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng trong mật ong cũng có thể nhiễm chì, asen, thủy ngân nên việc xác định 3 kim loại này theo TCVN 14187:2024 giúp đảm bảo chất lượng.

Từ lâu, mật ong đã được xem như một chất kháng sinh tự nhiên, được chế biến thành nhiều bài thuốc dân gian rất tốt cho dạ dày, tim mạch, chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ không thể phát huy nếu sử dụng mật ong sai cách, phản khoa học. Không những vậy, thói quen xấu này còn khiến mật ong trở thành “liều thuốc độc”, khiến cơ thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong. 

Có rất nhiều thông tin về đặc tính dinh dưỡng và dược tính của mật ong. Trong một nghiên cứu đã được đăng tải trên Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, mật ong được đun nóng trong 140°C trong 2 phút làm giảm trọng lượng riêng, sau đó làm tăng giá trị tro, độ pH, hợp chất hữu cơ được gọi là 5-hydroxymethylfurfural (HMF), quá trình hóa nâu, hợp chất phenolic và hoạt động chống oxy hóa.

HMF đã thu hút được nhiều sự quan tâm vì nó thường được phát hiện trong các mẫu mật ong, đặc biệt là các mẫu được lưu trữ trong thời gian dài. HMF là một hợp chất có thể gây đột biến, gây ung thư và gây độc tế bào.

Mật ong khi đun sôi rất dễ sản sinh chất độc. Ảnh minh họa

Ngoài ra cũng có nhiều báo cáo rằng mật ong có thể bị nhiễm các kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân và cadmium. Mật ong được sản xuất từ ​​mật hoa của cây đỗ quyên ponticum có chứa các ancaloit có thể gây độc cho con người, trong khi mật ong thu được từ hoa andromeda có chứa grayanotoxin, có thể gây tê liệt chân tay ở người và cuối cùng dẫn đến tử vong. Do đó mật ong trước khi lưu thông trên thị trường nên xác định chì, asen, thủy ngân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14187:2024 bằng phương pháp quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng thuốc thử đạt chất lượng tinh khiết phân tích trừ khi có yêu cầu khác. Sử dụng các thiết bị và dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường, cụ thể như sau: Hệ thống máy quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP-MS); Hệ thống hút mẫu tự động; Máy tính, máy in và phần mềm điều khiển; Thiết bị làm mát tuần hoàn; Quạt hút khí thải...

Đối với việc chuẩn bị mẫu trắng là mẫu mật ong không có tín hiệu của chất phân tích hoặc tín hiệu của chất phân tích trong mẫu trắng ≤ 30% tín hiệu của chất phân tích trong mẫu. Trong một lô mẫu phân tích, chuẩn bị tối thiểu một mẫu trắng. Chuẩn bị mẫu trắng giống như chuẩn bị mẫu thử.

Đối với mẫu kiểm soát được chuẩn bị từ mẫu trắng có bổ sung 100μl dung dịch chuẩn hỗn hợp trung gian để có được nồng độ chuẩn của mẫu kiểm soát chì là 30,0 μg/kg, cadimi là 2,0 μg/kg và asen là 15,0 μg/kg. Chuẩn bị mẫu kiểm soát giống như chuẩn bị mẫu thử.

Phép xác định trên ICP-MS, việc cài đặt các thông số cho máy quang phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần kết nối khối phổ (ICP- MS) phải được chuẩn hóa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ: Thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử; Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu có; Phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này; Các chi tiết bất thường khác có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm; Kết quả thử nghiệm thu được.

Ngoài ra theo quy định tại Luật An toàn Thực phẩm 2010, việc kiểm tra mật khẩu là một quá trình quan trọng trong sản phẩm chuyên ngành, nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm mật khẩu. Bởi mật ong là một sản phẩm tự nhiên quý giá, và việc kiểm tra chất lượng của nó đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ được cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng.

An Dương (tnxmai).

https://vietq.vn (tnxmai)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ