Mục
tiêu của nghiên cứu nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận về xây dựng xã hội học
tập (XHHT); thực trạng xây dựng XHHT của TP. Cần và nguyên nhân của
thực trạng. Từ đó đề xuất giải pháp xây dựng mô hình XHHT ở thành phố
Cần Thơ và thử nghiệm, khảo nghiệm tính khả thi của những đề xuất. Mô
hình này được ứng dụng sau khi nghiệm thu để xây dựng XHHT ở thành phố
Cần Thơ.
Qua thời gian thực
hiện, nhóm nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm cơ bản như học tập, xã hội
học tập, giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy, giáo dục phi
chính quy, giáo dục thường xuyên, mô hình giáo dục mở, xã hội hóa giáo
dục,...; hệ thống hóa tư tưởng học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các thiết chế giáo dục và đào tạo cùng cơ chế vận hành. Từ đó, xác
định cơ hội học tập dưới các hình thức khác nhau của người dân thành
phố Cần Thơ.
Nhóm nghiên cứu cũng đã
tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng mô hình XHHT ở TP. Cần Thơ tại
3 phường, xã thuộc 3 quận, huyện đại diện cho 3 vùng dân cư trên địa
bàn thành phố để tìm hiểu nguyên nhân và tổng kết những kinh nghiệm qua
đó rút ra những nhận xét định lượng và định tính về những mặt mạnh và
tồn tại trong nhận thức và hành động của các thành phần có trọng trách
trong xây dựng XHHT ở cơ sở, trình độ học vấn và nghề nghiệp, nhu cầu đi
học, những khó khăn và cơ hội được đi học,; những trở ngai về cơ chế
chính sách,.... Qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy
tiềm năng của xã hội để đẩy mạnh việc xây dựng XHHT ở TP. Cần Thơ
tr4ong giai đoạn 2012-2015 và đến 2020.
Đề tài tài “Xây dựng mô
hình xã hội học tập ở thành phố Cần Thơ” là một đề tài mang đậm tính
thực tiễn, gắn với hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Cần
Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Mô hình xã hội
học tập ở TP. Cần Thơ là một mô hình mới cần nhân rộng.