Hội thảo khoa học “ Vai trò khoa học – công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng ĐBSCL”
Nhằm quán triệt, đưa Nghị quyết Đại hội Trung ương 6 khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Ngày 19.10.2012 tại Sóc Trăng Tạp chí Cộng sản phối hợp Tỉnh ủy Sóc Trăng và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “ Vai trò khoa học – công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Ban Tổ chức
đã nhận được 44 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu
gởi đến Hội thảo, tập trung phân tích, làm rõ về vai trò khoa học và công nghệ
trong phát triển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới ở vùng ĐBSCL. Với
tinh thần góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân tạo ra một động lực mới cho sự phát
triển KH&CN nước nhà phục vụ tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế của đất nước nói chung, phục vụ bền vững vùng ĐBSCL nói riêng. Do
đ1o, hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
xuất phát từ cơ sở lý luận, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước và thực tiển hoạt động KH&CN ở ĐBSCL thời gain qua, nêu bật,
khẳng định những thành tựu và đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển kinh
tế-xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống của người
dân – nhất là nông dân – vùng ĐBSCL. Qua đó, khẳng định vai trò động lực, tầm
quan trọng đặc biệt của KH&CN đối với sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL
trong thời gain tới.
Thứ hai,
nhận diện, phân tích rõ những hạn chế, yếu kém trong hoạt động KH&CN ở
ĐBSCL thời gian qua, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém. Trong đó, tập trung trao đổi,
thảo luận những vấn đề liên quan đến những “nút thắt” đang được nhiều người
quan tâm, như: những bất cập về cơ chế, chính sách; hạn chế trong đầu tư phát
triển tiềm lực KH&CN; cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN; yếu kém về
nguồn nhân lực trong các cơ quan, tổ chức KH&CN công lập; hạn chế trong chế
độ, chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng
chưa gắn kết với tính đặc thù về văn hóa – xã hội vủa vùng ĐBSCL; thiếu tính
liên kêt vùng, liên kết 4 nhà, liên kết đa ngành, hợp tác quốc tế trong định hướng
nghiên cứu, trong đầu tư, triển khai chương trình KH&CN; chưa quan tâm, tạo
điều kiện và phát huy đúng mức vai trò của nông dân, doanh nghiệp, các nhà khoa
học trong việc sáng tạo, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất-kinh doanh…
Thứ ba, đề
xuất và kiến nghị với Đảng và nhà nước và lãnh đạo các tỉnh, thành phố một số giải
pháp cơ bản để tạo nến tảng và sức bật mới cho KH&CN ở ĐBSCL phát triển mạnh
mẽ, đúng hướng, phục vụ thiết thực cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thời
gian tới. trong đó, cần tập trung vào các vấn đề: định hướng phát triển
KH&CN trong nông nghiệp, nông thôn (tập trung vào những lĩnh vực, sản phẩm
trọng tâm nào?); công tác quản lý nhà nước về KH&CN trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn; tổ chức hệ thống, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của
KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp; môi trường hoạt động khoa học và chuyển
giao công nghệ trong nông nghiệp; công tác đào tạo, sử dụng, đãi ngộ để phát
triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, cải tiến các cơ chế,
chính sách về đầu tư tiềm lực KH&CN,tài chính cho hoạt động KH&CN tương
xứng với đóng góp của ĐBSCL vào sự phát triển chung cả nước; cải tiến chính
sách để huy động nhiều nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết vùng, liên kết
4 nhà, liên kết đa ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu chuyển giao
KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn; phát triển thị
trường KH&CN ở ĐBSCL.
Thứ tư,
góp phần làm rõ tính lý luận và thực tiễn, cũng như làm tốt tinh thần của Hội
nghị trung ương 6 khóa XI “… phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ cùng
với giáo dục và đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng
nhất để phát triển đất nước. Khoa học và công nghệ là nội dung then chốt trong
mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng có
vai trò qyết định, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của các
nhà khoa học là điều kiện tiên quyết”.
Theo thông cáo báo chí của Ban Tổ chức Hội thảo