Nghiệm thu dự án “Chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) tại nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại thành phố Cần Thơ”
Ngày 20/11/2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) tại nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại thành phố Cần Thơ” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc – Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Dự án “Chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae)
tại nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa
tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 6/2010 đến tháng 11/2012 nhằm
mục tiêu chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh (Metarhizium anisopliae) tại
nông hộ và xây dựng mô hình ứng dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu hại lúa tại
thành phố Cần Thơ để quản lý rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá lúa tại thành
phố Cần Thơ một cách hiệu quả và theo hướng sinh thái bền vũng.
Qua thời gian thực hiện, dự án đã
xây dựng được 27 ha mô hình “ Ứng dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae để phòng
trừ rầy nâu hại lúa” với 90 nông dân tham gia tại 6 xã của 3 quận/ huyện Ô Môn,
Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Dự án đã tổ chức 24 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ địa
phương và nông dân tham gia mô hình tại 6 xã của 3 quận/
huyện Ô Môn, Thới Lai và Vĩnh Thạnh về phương pháp thiết kế ruộng mô
hình, các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho mô hình “ Ứng dụng nấm xanh Metarhizium
anisopliae để phòng trừ rầy nâu hại lúa”; tổ chức 6 cuộc hội thảo đầu bờ
tại 3 quận/ huyện thực hiện mô hình thực nghiệm, với 600 lượt người tham dự và tổ chức 6 lớp tập huấn
chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ với 90 người về
quy trình và sản xuất chế phẩm nấm xanh.
Theo báo cáo của Ban Chủ nhiệm dự án cho thấy, quy trình nuôi cấy nấm xanh
(Metarhizium anisopliae) tại nông hộ rất đơn giản và dễ
áp dụng, vì vậy nông dân có thể chủ động lập kế hoạch nhân nuôi nấm xanh cho
từng vụ để quản lý các loại rầy nâu, bọ xít hại lúa. Vì thế, việc sản xuất chế
phẩm xanh sẽ được xã hội hóa và việc dập dịch rầy nâu sẽ được tiến hành đồng bộ
ở Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.