Hiệp hội dệt may và Giày dép Hoa Kỳ lên tiếng bảo vệ Việt Nam trong TPP
Hiệp hội Dệt may và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) hiện đang vận động chống lại Liên minh Hành động vì thương mại sản xuất (AMTAC) Hoa Kỳ trong nỗ lực của AMTAC loại bỏ Việt Nam ra khỏi đàm phán TPP.
Trong một lá thư gửi Đại
Diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Ron Kirk ngày 17/10, AFFA đã lên án việc AMTAC
đưa vấn đề lao động trẻ em ra như một công cụ chống lại Việt Nam chỉ là một
“tấm màn giả tạo” để che mắt các nhà đàm phán. Cụ thể, trong bức thư gửi tới
Đại diện Thương mại Ron Kirk ngày 9/10, AMTAC đã đề nghị đưa Việt Nam ra khỏi
TPP dựa trên Báo cáo ngày 26/9 của Ban Lao động (DOL) trong đó lần đầu tiên cáo
buộc Việt Nam sử dụng lao động trẻ em trong ngành sản xuất gạch và sử dụng lao
động cưỡng bức và lao động trẻ em trong ngành dệt may. AMTAC cũng đưa ra lý do
khác để viện dẫn cho đề xuất của mình đó là cáo buộc Chính phủ Việt Nam trợ cấp
ngành dệt may.
Tuy nhiên AAFA lập luận
rằng những bằng chứng mà AMTAC đưa ra về việc lạm dụng lao động đặc biệt là trẻ
em ở Việt Nam chỉ là một số ít các nhà xưởng và nhà thầu phụ trong tổng số hàng
ngàn nhà máy sản xuất dệt may ở Việt Nam và vì thế không thể nói là một “mối
quan ngại nghiêm trọng” được. Trong khi đó, sự tham gia của Việt Nam trong TPP
là một cách tốt để giải quyết các vấn đề lao động. AAFA cho rằng “TPP sẽ bao
gồm các cam kết mạnh mẽ về lao động và tiếp cận thị trường cho các nhà xuất
khẩu chủ chốt của Việt Nam và Hoa Kỳ. Kết quả là sẽ cải thiện các điều kiện về
lao động và tạo ra các cơ hội kinh tế”.