Nghiệm thu đề tài “Sử dụng hoạt chất tuyến đực của loài giáp xác để chuyển đổi giới tính tôm càng xanh Macrobchium Rosenbergii”
Ngày 26/11/2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài “Sử dụng hoạt chất tuyến đực của loài giáp xác để chuyển đổi giới tính tôm càng xanh Macrobchium Rosenbergii” do PGs.Ts. Nguyễn Tường Anh làm chủ nhiệm. Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ làm cơ quan chủ trì.
Qua nghiên cứu
xác định sự hiện diện của hoạt chất tuyến đực bằng phương pháp SDS-PAGE cho kết
quả là sự xuất hiện cảu dẫy băng trên hình có giá trị 16kdb – 18kdb được cho là
khối lượng của hormone tuyến đực. Tôm càng post được xử lý trong dung dịch chứa tuyến đực với các nồng độ 5, 10, 15, 100
mg/10L không dùng sóng siêu âm hoặc có kết hợp dùng sóng siêu âm ở các nồng độ
15, 30, 50, 100 mg và tần số 40, 60, 80, 120 khz. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phần
trăm đực cao nhất ở nghiệm thức 15 mg không có dùng sóng siêu âm và dùng sóng
siêu âm ở tần số 15 mg - 60 khz.
Qua
kết quả nghiên cứu, Ban chủ
nhiệm đề tài đưa ra một số kết luận như sau: việc thu tuyến đực với số lượng
nhiều đã thực hiện được; trọng lượng và chiều dài trung bình của tôm post để
quan sát được phụ bộ đực là 0,31 ± 0,01g
và 3,4 ± 0,2
cm; nồng độ hoạt chất tuyến đực có hiệu ứng đực hóa tôm trong nghiên cứu này là
15 mg/ 10L; có sự tác động của hoạt chất tuyến đực lên tỉ lệ đực và tỉ lệ sống;
nguyên nhân tỷ lệ đực trong nghiệm thức thấp hơn đối chứng thể hiện đến tác
dụng của hormone tuyến đực làm tăng sự sinh trưởng (tần số lột xác tăng), tính
hiếu chiến là nguy cơ bị ăn nhau trong lột xác.