Đổi mới KHCN để chiếm lĩnh đỉnh cao kinh tế
Tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), ngày 27/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định để chiếm lĩnh các đỉnh cao về kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì khoa học và công nghệ (KHCN) là yếu tố có vai trò quyết định.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói
chuyện tại Hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt và triển khai thực
hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), ngày 27/12 Ảnh: VGP/Từ Lương |
Nghị quyết Trung ương 6 đã chỉ rõ,
KHCN phải trở thành yếu tố đổi mới sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh, quốc
phòng; mục tiêu đến 2030 Việt Nam phải nằm trong top 4 nước có trình độ KHCN
cao nhất ở Đông Nam Á.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ví dụ một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Đức… đều có tỷ lệ người làm nghiên cứu khoa học rất cao cùng với ưu tiên đầu tư
cho nghiên cứu khoa học cũng chiếm tỷ lệ thích đáng. Theo đó số tiền mà Chính
phủ Mỹ đầu tư cho nghiên cứu khoa học năm 2010 là 400 tỷ USD, Trung Quốc là 179
tỷ USD, Nhật Bản 140 tỷ USD, Đức 86 tỷ USD, Nga 32 tỷ, Hàn Quốc 53 tỷ
USD.
Sự đầu tư bài bản và có kế hoạch đối
với KHCN đã giúp các quốc gia này luôn luôn duy trì vị trí hàng
đầu và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Với đặc điểm của đất nước vừa bắt đầu
bước vào danh sách những quốc gia có thu nhập đầu người mức trung bình, Việt
Nam cần phải lựa chọn một số mũi nhọn trên một số lĩnh vực để tập trung nghiên cứu
phát triển để trở thành thế mạnh và tạo lợi thế cạnh tranh; chấm dứt tình trạng
đầu tư vào lĩnh vực KHCN một cách dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm như vừa
qua.
Đầu tư cho nhân lực KHCN cũng chính là
đầu tư cho sự phát triển bền vững của quốc gia, góp phần trực tiếp nâng tầm trí
tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Ảnh: VGP/Từ Lương
Làm rõ thêm những bước đi cụ thể mà
Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ triển khai Nghị quyết Trung ương 6 về
KHCN, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã cung cấp thông tin về những sản
phẩm quốc gia, quan điểm đầu tư và phát triển của Chính phủ đối với nhóm sản
phẩm này để yếu tố KHCN phải tạo ra đột phá, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh
tế của đất nước.
Theo Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân, yêu cầu đối với đổi mới mô hình tăng trưởng
ở cấp quốc gia liên quan đến nỗ lực của các doanh nghiệp, các tỉnh
thành phố, và trung ương. Do vậy, cần phải xác định mô hình mới, hiệu
quả ở các cấp, nhất là ở cơ sở.
Phó Thủ tướng
đã nêu một số ví dụ cụ thể để khẳng định
chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải bắt đầu từ những việc rất
nhỏ, từ những lĩnh vực rất gần gũi với người dân. Đó là đổi mới cách
phân phối gia cầm tại Bắc Giang, cách nuôi lợn công nghệ mới tại Hà Nam…
Vì vậy, các địa phương không chỉ là hô
hào khẩu hiệu đổi mới đơn thuần mà rất cần chỉ rõ những mô hình có áp dụng KHCN
thành công, cây, con cụ thể ở từng địa phương giúp nâng cao hiệu quả cao trong sản
xuất kinh doanh. Nhà nước sẽ quản lý các nhà nghiên cứu khoa học theo kết quả
đầu ra, không quản lý quá trình nghiên cứu khoa học. Đây chính là yêu cầu đổi
mới cơ chế quản lý đối với KHCN đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết Trung
ương 6.
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (nthieu)