Tạo cơ hội phát triển tổ chức KHCN ngoài công lập
Tính đến đầu năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp hơn 1.000 giấy chứng nhận đăng ký mới và gần 2.000 lượt đăng ký thay đổi, bổ sung, gia hạn hoạt động cho các tổ chức cho các tổ chức khoa học và công nghệ, trong đó có 2.038 tổ chức khoa học công nghệ công lập và 1.661 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập.
Ảnh minh họa
Nếu như năm 1995, cả nước
chỉ có chưa đầy 40 tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập được thành lập,
chiếm 16% số lượng các tổ chức khoa học công nghệ đăng ký thành lập thì đến năm
2012, con số này đã lên tới 593 tổ chức, chiếm 51,4% tổng số các tổ chức khoa
học công nghệ đăng ký thành lập.
Mặc dù hoạt động với cơ
chế tự chủ, tự quản và tự trang trải về tài chính, nhưng các nhà khoa học đã
luôn nỗ lực, sáng tạo, cung cấp cho thị trường các sản phẩm có ý nghĩa thiết
thực trong cuộc sống. Điển hình là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ
hóa sinh đã nghiên cứu ra những chất điều hòa sinh trưởng thực vật và thuốc bảo
vệ thực vật có tác dụng tốt, không gây ảnh hưởng tới cây trồng và môi trường.
Trung tâm phân tích ADN và công nghệ di truyền đã tập trung nghiên cứu và ứng
dụng các công nghệ phân tích ADN hiện đại của thế giới vào thực tiễn ở Việt
Nam, hoàn toàn làm chủ công nghệ ADN xác định huyết thống của thế giới và thực
hiện thành công hàng nghìn trường hợp xét nghiệm ADN.
Hàng năm, các tổ chức khoa
học và công nghệ đã ký kết được nhiều hợp đồng khoa học và công nghệ, đạt doanh
thu cao, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng công nghệ mới và môi trường vừa hoàn thiện dây chuyền công nghệ xử
lý chất thải tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam. Doanh thu
của Công ty tăng đều qua các năm và đến nay đã đạt con số hàng chục tỷ đồng mỗi
năm.
Các tổ chức khoa học và
công nghệ ngoài công lập cũng luôn chú trọng hoạt động phát triển cộng đồng,
xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu kỳ thị, tệ nạn xã hội, trợ giúp nhưng thành phần
yếu thế trong xã hội… Các kết quả hoạt động trong lĩnh vực này đã góp phần
thiết thực cải thiện đời sống, nâng cao hiểu biết, nhận thức mọi mặt của cộng
đồng, từ đó giúp thay đổi hành vi của cộng đồng cũng như giúp các nhà hoạch
định chính sách đề ra các biện pháp giải quyết, hỗ trợ các vấn đề xã hội.
Để các tổ chức khoa học và
công nghệ ngoài công lập tiếp tục hoạt động có hiệu quả, trong thời gian tới,
Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ ban hành
những chế độ, chính sách phù hợp và thiết thực với hoạt động của loại hình tổ
chức khoa học và công nghệ ngoài công lập, tạo sự bình đẳng với loại hình tổ
chức khoa học và công nghệ công lập không chỉ về tính pháp lý mà còn trong thực
tiễn hoạt động như cơ hội tiếp cận với nguồn kinh phí từ Nhà nước thông qua đấu
thầu đề tài, dự án; nghiên cứu xây dựng quy chế khen thưởng, tôn vinh các tổ
chức khoa học và công nghệ có đóng góp thiết thực cho xã hội, đặc biệt là tổ
chức khoa học công nghệ ngoài công lập./.