Nhiều mô hình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
Ngày 9/7, tại Cần Thơ, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội đồng khoa học nghiệm thu cơ sở đề tài “lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất ở các lĩnh vực trọng yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Đề tài do Ks. Nguyễn Thanh Tùng-Sở Công thương TP. Cần Thơ làm chủ nhiệm. Trung tâm Thông tin – Tư liệu TP. Cần Thơ là cơ quan chủ trì.
Sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cũng là giải pháp
hữu hiệu cho vấn đề thiếu hụt năng lượng hiện tại và trong tương lai. Việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt là
các ngành sản xuất công nghiệp, đang được xã hội, các cấp chính quyền quan tâm triển
khai thực hiện.
Trên cơ sở đó, đề tài “Lập
cơ sở khoa học cho việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các doanh
nghiệp (DN) sản xuất ở các lĩnh vực trọng yếu trên địa bàn thành phố Cần Thơ”
được thực hiện với ba mục tiêu là xây dựng luận cứ khoa học cho sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng việc xác định hiện trạng và cơ cấu sử dụng
năng lượng (điện, dầu DO, dầu FO, nước) của một số DN sản xuất trên địa bàn TP.Cần
Thơ; kiểm toán năng lượng cho 06 DN, đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp
công nghệ để TKNL trong sản xuất tại một số DN thuộc các ngành công nghiệp có
lợi thế cạnh tranh ở TP.Cần Thơ; ứng dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm và
hiệu quả năng lượng vào một số mô hình (doanh nghiệp), thực hiện xây dựng mô
hình áp dụng giải pháp TKNL tại 03 DN.
Trong thời gian triển khai
từ tháng 06/2011 đến tháng 05/2013, đề tài đã đạt được các kết quả như
- Đã tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng năng
lượng tại 06 DN thuộc 05 ngành sản xuất trọng yếu của TP.Cần Thơ là ngành chế
biến thực phẩm và đồ uống (Công ty CP bia nước giải khát Cần Thơ, Công ty CP
chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây), ngành may mặc (Công ty TNHH may Việt
Thành), ngành sản xuất giấy (Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Hưng),
ngành sản xuất vật liệu xây dựng (Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement) và
ngành sản xuất thép (Công ty liên doanh thép Tây Đô).
- Áp dụng những giải pháp TKNL
không tốn chi phí đầu tư hoặc tốn chi phí đầu tư thấp đã khuyến cáo thì nhà máy
có thể tiết kiệm được từ 5%-10% năng lượng điện tiêu thụ. Đối với việc áp dụng
những giải pháp TKNL chi phí đầu tư trung bình hoặc cao thì tùy theo mô hình áp
dụng mà lượng điện tiết kiệm khác nhau, dao động từ 7% đến 21,8% lượng điện tiêu
thụ.
- Đã xây dựng được 03 mô
hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là mô hình thay thế lò hơi đốt
dầu FO bằng lò hơi đốt bằng củi trấu cho nhà máy sản xuất bia, nước giải khát,
áp dụng mô hình này nhà máy có thể tiết kiệm được khoảng 72.5% chi phí mua
nguyên liệu đốt.
- Mô hình quản lý năng
lượng và lắp biến tần cho động cơ máy nén khí và quạt hút lò nung được áp dụng
cho nhà máy sản xuất thép. Triển khai thực hiện mô hình này thì nhà máy có thể
tiết kiệm được từ 10,7%-14,7% lượng điện tiêu thụ tùy theo loại sản phẩm làm ra
và động cơ vận hành ở tần số từ 35-40Hz.
- Mô hình đèn T5 cho nhà
máy may xuất khẩu tương đương tiết kiệm được khoảng 35% điện năng tiêu thụ cho
hệ thống chiếu sáng. Các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đã xây
dựng có thể áp dụng cho các nhà máy có điều kiện tương đồng.
Một số hình ảnh của buổi
nghiệm thu:
Ths.Vũ Minh Hải -GĐ Trung
tâm Thông tin-Tư liệu Cần Thơ-Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu phát biểu
Ks.Nguyễn Thanh Tùng-Chủ
nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu
Hình ảnh của buổi nghiệm
thu