Những tranh cãi về độ an toàn của chất Aspartame trong đồ uống
Ngành công nghiệp thức uống có ga đang đối mặt với sự suy giảm doanh số tại Mỹ cũng như một số đổ lỗi cho đồ uống có dường làm gia tăng chứng bệnh béo phì ở Mỹ. Doanh số bán Coke (Coca-Cola) ăn kiêng giảm 3%, Coke giảm 1% trong năm 2012 so với năm trước. Trong khi đó, Pepsi giảm 3,4% và Pepsi ăn kiêng giảm 6,2%.
Đối mặt với việc giảm doanh số bán sản phẩm
thức uống có ga ăn kiêng của hãng, Coca-Cola đang thực hiện quảng cáo tại Mỹ về
đồ uống không đường an toàn, được tạo ngọt
bởi Aspartame. Các nhà khoa học nhất trí
về việc sử dụng aspartame, có an toàn trong thời gian dài hay không, theo Karen
Congro, một chuyên gia dinh dưỡng và giám đốc Chương trình sức khỏe cho cuộc sống
tại Trung tâm y tế Brooklyn. “Mặc dù có các tuyên bố từ Coke và các công ty
khác về sự an toàn của aspartame, chúng tôi vẫn chưa biết được những ảnh hưởng
lâu dài của nó”, bà Karen Congro nói với hãng tin AFP.
Bà Karen Congro cho biết nghiên cứu gần đây
cho thấy những người ăn kiêng có tiêu thụ chất tạo ngọt nhân tạo thực tế có thể
thèm ăn đồ có nhiều calo hơn. Dựa vào chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra cảm
giác thèm ăn đồ ngọt và đường, có thể góp phần vào bệnh béo phì và các thói
quen ăn uống không tốt.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho biết
aspartame “có thể được sử dụng an toàn trong thực phẩm phù hợp với sản xuất
hàng hóa như một chất tạo ngọt và chất làm tăng hương vị trong thức ăn”. Theo
Trung tâm Khoa học cho Quyền lợi cộng đồng (Hoa Kỳ), aspartame “không nên có
trong nguồn cung thực phẩm” do nó đã được chứng minh gây bệnh ung thư ở động vật
trong phòng thí nghiệm.