Chương trình 712 - Điểm tựa cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế
Trên 500 đại biểu tham dự “Hội nghị Quốc gia về thúc đẩy hoạt động năng suất, chất lượng và sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình 712” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức tại Hà Nội từ ngày 3-4/10/2013.
Chương trình 712 hay còn
gọi là Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng
hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
vào ngày 21/5/2010. Sau 3 năm triển khai, chương trình này đã có những kết quả
thiết thực.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Việt
Thanh – Thứ trưởng Bộ KH&CN - Phó Trưởng ban điều hành Chương trình 712 cho
rằng, thúc đẩy phát triển kinh tế với mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao
năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh là một trong những định hướng
và giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Việc xây dựng,
triển khai và tìm đến các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào sự chuyển biến về
năng suất chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của các bộ ngành, địa phương
và các cơ quan, doanh nghiệp.
“Bộ
KH&CN được Chính phủ giao là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện, điều hành
hoạt động của Chương trình. Bộ KH&CN cũng thực hiện 2 dự án chính được phân
công là Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” và dự án
“Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”. Đồng hành cùng 2 dự án trên là
các dự án thuộc các bộ, ngành và nhơn 35 dự án năng suất, chất lượng địa phương
đã được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt cho thấy hoạt động năng suất và chất
lượng đã có xu hướng lan tỏa và ảnh hưởng tới nhiều hoạt động và đời sống kinh
tế xã hội trong cả nước”, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết.
Theo đánh giá của Bộ KH&CN, trong thời
gian qua, các dự án nâng cao năng suất chất lượng thuộc các bộ, ngành, địa
phương đều đã tập trung và định hướng theo mục tiêu tăng năng suất, tăng tỷ
trọng đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP,
gắn liền với định hướng công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa của Chính phủ
trong thời gian tới.
Chương trình 712 được
phê duyệt vào đúng thời điểm các doanh nghiệp Việt Nam đang cần một động lực để
chuyển mình từ giai đoạn phát triển theo hướng tập trung đầu tư vốn và sử dụng
nguồn lao động giá rẻ sang giai đoạn phát triển với cách thức quản lý hiệu quả
hơn, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ, mang lại giá trị gia tăng
cao hơn.
Hội nghị thu hút trên 500 đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương,
doanh nghiệp tham gia
Cũng theo Thứ trưởng
Trần Việt Thanh, hàng hóa và dịch vụ “Made in Vietnam” đã và đang dần lấy lại
uy tín trên thị trường trong nước, nhưng việc cạnh tranh tên thị trường khu vực
và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu một cách bài bản
hơn, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thông qua chất lượng, giá
cả và tính đổi mới sáng tạo cao hơn nữa.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các
phương thức quản lý tiên tiến cùng với đội ngũ nhân lực có kỹ năng và chất
lượng là những điểm tựa quan trọng để các doanh nghiệp hội nhập thị trường quốc
tế và từng bước có mặt trong các chuỗi cung ứng có sức cạnh tranh toàn cầu.
Tính đến tháng 8/2013, hệ thống TCVN đã có
hơn 7.000 TCVN với tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt
khoảng 43%, cơ bản đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, phục vụ nâng cao năng
suất chất lượng của SPHH của doanh nghiệp.
Chương trình 712 với 9 dự án được triển
khai tại 6 bộ, ngành và 63 thành phố đặt mục tiêu tăng thêm sức mạnh cho doanh
nghiệp và nền kinh tế. Bộ KH&CN, các cơ quan bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp
tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong sự nghiệp nâng chất lượng sản phẩm,
hàng hóa của Việt Nam lên tầm cao hơn.