Đổi mới sáng tạo (ĐMST) được nhìn nhận như “chìa khóa” dẫn đến thành công trong thời đại hiện nay. Hoạt động ĐMST đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đẩy mạnh, trong đó nổi bật là Phần Lan. Học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia, Việt Nam cũng đang triển khai nhiều hoạt động nhằm “dọn đường” cho ĐMST.
Dây chuyền sản
xuất thiết bị điện tử viễn thông của Viettel
Động lực thúc đẩy tăng
trưởng
Theo
Chương trình đối tác ĐMST Việt Nam
– Phần Lan (IPP), ĐMST là quá trình sử dụng tri thức hiệu quả làm tăng giá trị
cho các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới.
Nói cách khác, ĐMST có thể hiểu là việc cải tiến trình độ và chất lượng áp dụng
kỹ thuật, khoa học công nghệ, nâng cao trình độ lao động, đổi mới quản lý...
nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, đáp ứng mong muốn của
cuộc sống.
Hoạt
động này gắn liền với mối quan hệ “tam giác” giữa ba bên: Nhà nước - người xây
dựng chính sách, thiết lập môi trường cho các hoạt động nghiên cứu và đổi mới
của DN; Đơn vị nghiên cứu - nơi cung cấp đầu vào tri thức cho DN đổi mới; DN -
người tiên phong và triển khai các hoạt động ĐMST...Nghĩa là, một quốc gia có hệ thống ĐMST phát
triển thì DN, cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước phải có mối quan
hệ gắn kết chặt chẽ và khăng khít.
ĐMST (Innovation)đang được nhìn nhận như là động lực
quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Theo bảng xếp hạng chỉ số ĐMST
toàn cầu năm 2012 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thực hiện, các quốc
gia xếp đầu bảng cũng chính là những quốc gia thuộc nhóm các nước phát triển
hàng đầu thế giới (Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Phần Lan, Anh...). Báo cáo
mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2011-2012 do Diễn đàn kinh tế thế giới thực hiện
cũng đặt các nước trên vào các nước có chỉ số cạnh tranh cao nhất trong 142
nước được xếp hạng.
Hãy
nhìn vào Phần Lan. Từ một nước có nền kinh tế truyền thống, dựa vào rừng và
công nghiệp gỗ, Phần Lan đã trở thành một quốc gia thịnh vượng, có nền kinh tế
phát triển nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt khoảng
46.000 USD. Chính nhờ ĐMST – đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, công nghệ xanh
dựa trên nền tảng giáo dục và tri thức, được triển khai từ những năm 90 của thế
kỷ trước mà Phần Lan đã có được thành quả như vậy. Và hiện nay, khi đã là một
quốc gia phát triển, Phần Lan vẫn không đầu tư cho hoạt động nghiên cứu ĐMST,
với kinh phí đầu tư rất lớn, lên tới 7 tỷ euro hàng năm (chiếm khoảng 3,9% tổng
sản phẩm quốc dân). Trong đó, đầu tư từ khối công là 2,1 tỷ euro, còn từ khu
vực tư (doanh nghiệp) là 4,9 tỷ euro.
“Dọn
đường” cho ĐMST
Với
mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cũng đề cao
vai trò của ĐMST. Trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ “Tới năm 2020, Việt Nam sẽ là
một nước công nghiệp có thu nhập trung bình với nền tảng là nền kinh tế tri
thức và hệ thống ĐMST quốc gia hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế
xã hội”.
Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân chia sẻ, một số chính sách mới mà
Bộ Khoa học và Công nghệ đang thúc đẩy cũng nhằm tối ưu hóa không gian ĐMST cho
các tổ chức nghiên cứu và DN như: Quỹ đổi mới công nghệ sẽ đi vào hoạt động từ đầu
năm 2014; Đổi mới cơ bản cơ chế tài chính như cấp phát kinh phí nghiên cứu,
thay đổi định mức chi, định mức thanh quyết toán, khoán chi đến sản phẩm cuối
cùng... để tạo điều kiện cho các DN, tổ chức nghiên cứu có thể thuê chuyên gia,
mua công nghệ, trả thù lao thiết kế....
Còn
ở cấp độ DN, nhiều DN cũng nhận thấy vai trò của hoạt động nghiên cứu phát
triển, ĐMST. Từ “ông chủ lớn” Viettel
với quan điểm “tự làm”, “làm đến cùng”, “làm khác”, và “làm chủ hoàn toàn”,
Viettel luôn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.
Viettel đã xây dựng một viện nghiên cứu và phát triển, và dành 10% lợi nhuận
trước thuế cho viện này, khoảng 120 triệu USD, để có những sản phẩm công nghệ
hàng đầu. Đến DN nhỏ hơn như Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông, từ
tháng 3/2011, cũng thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển, với tên
gọi là Trung tâm R&D chiếu sáng – trung tâm đầu tiên về chuyên ngành chiếu
sáng ở Việt Nam, cũng với mục đích tạo ra những sản phẩm mới tiết kiệm năng
lượng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.../.