Liệu cây trồng biến đổi gien có giúp chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu?
Theo đánh giá trên tạp chí Sinh học số ra tháng 10/2010, rừng cây biến đổi gen và các thực vật khác có thể thu giữ hàng tỉ tấn cácbon từ không khí mỗi năm, giúp cải thiện hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley và Oak Ridge đã phác họa một loạt các phương thức gia tăng quá trình thu giữ cácbon từ không khí và chuyển hóa thành các dạng các bon bền vững, đầu tiên ở trong thực vật và cuối cùng là trong đất.
Ngoài việc tăng cường hiệu suất hấp thu ánh sáng của cây trồng, các nhà khoa học còn có thể biến đổi gen thực vật để chúng chuyển nhiều cácbon xuống rễ hơn, nơi cácbon có thể được chuyển hóa thành cacbon trong đất và giữ lại trong đất. Các giải pháp khác bao gồm thực vật biến đổi gien có thể chống chịu tốt hơn khi sinh trưởng trên đất cằn cỗi, làm tăng sản lượng lương thực và cây trồng nhiên liệu sinh học. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phối hợp những sáng kiến này có thể thúc đẩy một cách bền vững lượng cácbon hấp thu tự nhiên vào thực vật từ không khí.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, sử dụng thực vật biến đổi gien đề thu giữ cácbon là một trong những sáng kiến chính sách và công cụ kỹ thuật duy nhất có thể làm tăng lượng thu giữ cácbon trong thực vật tự nhiên và cây trồng.
Bài báo của Christer Jansson, Stan D. Wullshleger, Udaya C. Kalluri và Gerald A. Tuskan là phần đầu tiên trong chuyên mục đặc biệt của tạp chí Sinh học tháng 10, bao gồm nhiều phần về tăng thu giữ cacbon sinh học. Các phần khác phân tích sinh thái bền vững và những ràng buộc kinh tế làm hạn chế những nỗ lực thu giữ cacbon này. Một bài báo đã nêu lên viễn cảnh thu giữ cácbon bằng nuôi trồng tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học, một đề xuất thay đổi khí hậu nhằm tạo ra cây trồng biến đổi gien tại Hoa Kỳ, một bài xã luận về những vấn đề xung quanh việc sử dụng sinh vật biến đổi gien để cải thiện sự nóng lên do khí nhà kính gây ra.