SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích luỹ của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo

[10/11/2013 16:05]

Nghiên cứu được tiến hành tại khu thí nghiệm đồng ruộng Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng, năng suất tích luỹ và hiệu suất sử dụng đạm của 2 dòng lúa ngắn ngày có triển vọng do dự án JICA-HUA mới chọn tạo: IL03-4-4-2 (G1) và IL19-4-3-1 (G2).

Đạm là môt nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu nhất của cây lúa. Hiệu suất sử dụng đạm (HSSDĐ) là khái niệm có thể tính bằng nhiều cách khác nhau. Tăng hiệu suất sử dụng đạm là mong muốn của tất cả các nhà nông học và người sản xuất. HSSDĐ khách nhau ở các giống lúa khác nhau. Nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng năng suất tích luỹ và hiệu suất sử dụng đạm của 2 dòng lúa ngắn ngày có triển vọng do dự án JICA-HUA mới chọn tạo: IL03-4-4-2 (G1) và IL19-4-3-1 (G2), nâng cao hiệu suất sử đạm, góp phần xây dựng quy trình canh tác lúa bền vững, nhóm tác giả gồm Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường, Phạm Văn Cường (Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Takuya Araki (Khoa Nông nghiệp, Đại học Ehime, Nhật Bản) đã thực hiện nghiên cứu “Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích luỹ của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo”

Vật liệu dược nhóm nghiên cứu sử dụng là 2 dòng lúa ngắn ngày triển vọng do dự án JICA-HUA mới chọn tạo: IL03-4-4-2 (G1) và IL19-4-3-1 (G2). Hai dòng G1 và G2 có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân khoảng 115-120 ngày, vụ mùa trung khoảng 100-105 ngày, có 13 lá trên thâm chính. Giống đối chứng là Khang Dân 18 (G3) – đây là gióng lúa cải tiến, ngắn ngày đang được gieo trồng phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ.

Với các vật liệu trên, nghiên cứu được tiến hành trong 02 vụ: vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 tại khu thí nghiệm đồng ruộng Khoa Nông học, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra các kết luận sau:

- Trong giai đoạn đẻ nhánh, hai dòng lúa ngắn ngày IL03-4-4-2 và IL19-4-3-1 sinh trưởng nhanh, có chỉ số diện tích lá cao hơn giống Khang Dân 18 trong cùng một điều kiện bón đạm.

- Các dòng lúa ngắn ngày không có sự sai khác về tốc độ sinh trưởng so với giống đối kháng. Tuy nhiên trong giai đoạn từ chín sáp – chính hoàn toàn, các dòng lúa ngắn ngày có tốc độ tích luỹ chất khô về bông cao hơn so với Kháng Dân 18 trong cùng một điều kiện bón đạm ở cả vụ mùa và vụ xuân.

- Hiệu suất sử dụng đạm về khối lượng chất khô của 2 dòng lúa ngắn ngày IL03-4-4-2 và IL19-4-3-1 cao hơn Khang Dân 18 trong điều kiện bón đạm 90kg N/ha ở vụ xuân và trong cả hai điều kiện 45 và 90kg N/ha ở vụ xuân. Tuy nhiên trong vụ xuân, hiệu suất bón đạm của các dòng lúa ngắn ngày thấp hơn giống đối chứng.

- Tuy năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 dòng lúa ngắn ngày IL03-4-4-2 và IL19-4-3-1 không có sự sai khác so với giống Khang Dân 18 ở cùng một điều kiện bón đạm nhưng năng suất tích luỹ của chúng đạt giá trị cao hơn do rút ngắn thời gian sinh trưởng.

- Khả năng sinh trưởng mạnh trong thời gian đầu và tốc độ tích luỹ về bông lớn trong giai đoạn cuối giúp cho các dòng lúa ngắn ngày IL03-4-4-2 và IL19-4-3-1 có năng suất cao.

Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 14/2013
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ