Nguy hại hóa chất hóa "thúc" giá đỗ lớn nhanh
Vụ việc cảnh sát môi trường Hà Nội vừa phát hiện, ngăn chặn vụ vận chuyển hàng chục nghìn lọ thuốc kích thích giá đỗ từ Trung Quốc dự kiến sẽ được “phân phối” khắp Bắc đến Nam đã dấy lên mối lo ngại về chất lượng giá đỗ trên thị trường. Theo chuyên gia ATTP loại hóa chất này không nằm trong danh mục cho phép tại Việt Nam.
Sản xuất giá đỗ trong 2 ngày
Ngày 13/11, tổ công tác Đội 6 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội
phạm về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 11 - Chi Cục QLTT Hà
Nội kiểm tra 2 xe ô tô tải, trọng tải 15 tấn chở đầy hạt đỗ xanh chứa một lượng
lớn hóa chất kích thích tăng trưởng dùng cho giá đỗ.Qua kiểm đến, trên xe chở
20 thùng chứa chất kích thích tăng trưởng (tương đương 80.000 lọ, loại 2ml/lọ).
Toàn bộ số thuốc trên có in nhãn mác Trung Quốc, không có tem nhãn phụ, không
có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Theo tường trình của lái xe Doanh, anh ta chở thuê 57 tấn đỗ
xanh cho một công ty TNHH, trụ sở ở Lạng Sơn, kèm theo 20 thùng thuốc kích
thích giá đỗ đến giao - trả hàng tại địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên và TP
Hồ Chí Minh. Khi lưu thông qua địa bàn Hà Nội thì bị kiểm tra, phát hiện.80.000
lọ chất kích thích dự kiến sẽ "đi" khắp Bắc - Nam.
Ông Lê Mạnh Hùng – Đội trưởng Đội QLTT số 11 cho hay: Bước
đầu lực lượng chức năng nhận định 80.000 lọ dung dịch trên là thuốc kích thích
cây trồng. Lái xe vận chuyển đã thừa nhận, đây là thuốc kích thích tăng trưởng
giá đỗ.“Cơ quan chức năng sẽ gửi các mẫu dung dịch đi giám định cụ thể, xác
định tên, chủng loại hóa chất, nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, sử dụng tại
Việt Nam hay không” – ông Hùng khẳng định.
Tuy nhiên, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, PGS-TS
Phan Thị Sửu. Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn thực phẩm (Hội KHKT an toàn
thực phẩm Việt Nam) khẳng định rằng, hóa chất “thúc” giá đỗ lớn nhanh không nằm
trong danh mục thuốc BVTV được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trước đó, đã nhiều vụ việc sử dụng hóa chất ngâm giá đỗ
đã được cơ quan chức năng phanh phui và xử lý. Với cách làm bất chấp sự an toàn
cử người sử dụng, nhiều cơ sở kinh doanh đã sử dụng loại hóa chất cấm để rút
ngắn thời gian cũng như vẻ đẹp của giá đỗ nhằm thu hút người tiêu dùng. Theo
người có kinh nghiệm sản xuất giá đỗ, trung bình phải 5 ngày mới sản xuất được
một mẻ giá đỗ theo phương pháp truyền thống, nhưng nếu sử dụng thuốc “thúc” thì
chỉ cần 2 ngày là đã có một mẻ giá trắng mập và không có dễ. Các chuyên gia
ATTP lo ngại, với thời gian ngắn việc tồn dư các chất có hại vẫn còn và sẽ thâm
nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng.
Những hệ lụy của các hóa chất tồn dư trong thực phẩm
Theo bà Sửu, các hợp chất của thuốc BVTV chứa nguyên tố Clo (
như monito, DDT, 2,4 D...) và các loại thuốc nhập lậu của Trung Quốc đã bị cấm
sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại
hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân huỷ hết trong điều kiện tự nhiên), nhưng
chúng lại có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng nên
những loại thuốc này vẫn được nông dân dùng phun trừ các loài sâu bệnh hại trên
các loại rau quả ngoài đồng ruộng.
Nhóm thuốc BVTV có chứa Clo khi phun cho rau quả chúng sẽ tạo
thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không
vị nên rất khó phát hiện. Ngoài ra các hợp chất của thuốc BVTV có chứa phospho
(hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động
vật và con người.Khi con người ăn phải các loại rau quả có chứa các hoá chất
độc hại này thì cơ thể không có khả năng đào thải ra ngoài qua đường tiêu hoá
mà các hoá chất này sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống…gây
lên nhiều bệnh tật nguy hiểm trên con người như đãng trí, giảm thị lực và sức
đề kháng...
Các hoá chất BVTV độc hại không chỉ được người nông dân phun
trừ sâu, bệnh, cỏ dại trên rau quả mà còn được dùng trong bảo quản, lưu
trữ rau quả khi vận chuyển nhằm tránh bị thối hỏng...Những hoá chất này khi
tích luỹ trong cơ thể đến một liều lượng nhất định có thể gây đột biến gen ở
một số bộ phận trong cơ thể con người làm cho một số tế bào phát triển bất
thường, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư.
Hiện nay các loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng do độ độc cao
và tồn tại bền vững trong môi trường và các sản phẩm rau quả vẫn được người dân
dùng để phun trừ sâu, bệnh, cỏ dại và bảo quản rau quả không đúng qui định.
Điều đó đã dẫn đến hàm lượng các hoá chất độc hại tồn dư quá lớn so với qui
định trên các loại rau quả thiết yếu cho tiêu dùng hàng ngày.
Theo các kết quả xét nghiệm rau quả của các cơ quan chuyên
môn (nhất là các loại rau, quả của Trung Quốc) đều cho thấy hàm lượng các loại
thuốc BVTV tồn dư quá cao so với qui định. Nhưng công tác kiểm tra, giám sát dư
lượng thuốc BVTV trong các loại rau quả lại chưa được tiến hành thường xuyên và
cho tới thời điểm hiện nay chưa thể kiểm soát nổi. Vì vậy các loại rau quả
nhiễm các hoá chất BVTV độc hại vẫn tràn lan trên thị trường gây hậu quả khôn
lường tới sức khoẻ người tiêu dùng.