Nhận xét hiệu quả phương pháp lấy khuôn khởi đệm và phương pháp lấy khuôn sơ khởi thông thường trong phục hình tháo lắp toàn phần trên
Đề tài do tác giả Nguyễn Phú Hòa – Viện Đào tạo Răng hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của hai phương pháp: lấy khuôn khởi đệm và lấy khuôn thông thường bằng Alginate.
Một trong số các phương pháp được đề ra nhằm
nâng cao chất lượng việc làm hàm giả toàn bộ, đó là: nghiên cứu cách lấy khuôn để
có mẫu hàm chính xác nhất, trên cơ sở đó hàm giả bám dính được tốt. Nghiên cứu
được tiến hành trên 32 bệnh nhân mất răng toàn phần hàm trên tại viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội. Trên cùng một bệnh nhân, đồng thời tiến
hành hai kỹ thuật lấy khuôn sơ khởi: lây khuôn sơ khởi thông thường và lấy
khuôn sơ khởi đệm. Làm nền hàm và đo độ bám dính, so sánh kết quả thu được.
Kết quả nghiên cứu:
- Theo phương pháp sơ khởi thông thường thì lực
mút hàm đạt giá trị thấp nhất là: 0,75kg, cao nhất đạt: 0,567kg, trung bình
là: 0,321kg.
- Theo phương pháp sơ khởi đệm thì lực mút hàm
đạt giá trị thấp nhất là: 0,20kg, cao nhất là: 0,623kg, trung bình là khoảng:
0.425kg.
Qua nghiên cứu cho thấy, phương pháp lấy khuôn
sởi đệm đem lại khuôn với độ chính xác hơn so với phương pháp lấy khuôn sơ khởi
thông thường, từ đó cho giá trị lực mút hàm cao hơn.
Tạp chí Y học thực hành, số 10 năm 2013