So sánh hiệu quả bổ sung sắt/Acid folic hàng tuần liên tục và hàng tuần ngắt quảng lên tình trạng thiếu máu ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang
Đề tài do các tác giả Định Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm thị Như hoa thực hiện nhằm So sánh hiệu quả bổ sung sắt/Acid folic hàng tuần liên tục và hàng tuần ngắt quảng lên tình trạng thiếu máu ở phụ nữ 20-35 tuổi tại 3 xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang.
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng thiếu vi
chất quan trọng. Hậu quả của thiếu máu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe, mà còn giảm khả năng lao động, học tập, gây thiệt hại không nhỏ
về mặt kinh tế và xã hội. Theo thống kê
của WHO trên 192 quốc gia từ năm 1993 đến 2005 có khoảng 468,4 triệu phụ nữ
không có thai trên toàn cầu bị thiếu máu, chiếm 30.2%. Ở Việt Nam, theo
báo cáo của Viện Dinh Dưỡng năm 2009-2010 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữa
tuổi sinh để là 28.8%. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ không có thai, tuổi từ 25-30 bằng phương pháp nghiên cứu can
thiệp cộng đồng có đối chứng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ Hb trung bình ở nhóm bổ sung
sắt/acid folic hàng tuần liên tục (nhóm CT1) và nhóm bổ sung sắt/acid folic
hàng tuần ngắt quảng (nhóm CT2) tăng lần lượt là 1,1g/dl (p<0.01) sau 16
tuần và 28 tuần can thiệp. Nồng độ Ferritin trung bình tăng lần lượt ở 2 nhóm
CT1 và CT2 là 23,5 và 20,4µg/L sau 16 tuần và 28 tuần can thiệp. Tỷ lệ thiếu
máu sau can thiệp đều giảm ở cả 2 nhóm tỷ lệ lần lượt là 11% và 12,5%. Qua
nghiên cứu cho thấy: bổ sung viên sắt/acid folic hàng tuần liên tục và cách
quảng đều làm tăng hàm lượng Hemolobin, Ferritin và làm giảm tỷ lệ thiếu máu.
Phác đồ bổ sung sắt/acid hàng tuần liên tục có lợi thế hơn về mức tăng Hb trung
bình và Ferritin.
Tạp chí Y học thực hành, số 10/2013