Đánh giá sự đa dạng di truyền nguồn gien cây lúa
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Thịnh, Nguyễn Quốc Trung, Mai văn Tân, Nguyễn Thị Mai Phương và Nguyễn Văn Hoan (Dự án DCG-JICA-HUA, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội) và Phạm Văn Cường – Khoa Mông học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội thực hiện.
Nghiên cứu này
tiến hành đánh giá nguồn vật liệu trong tập đoàn giống lúa thông qua sự phân
tích đa dạng di truyền trên các tình trạng nông học và các chỉ tiêu năng suất của
65 giống trong tập đoàn công tác được thu thập thông qua nhập nội và tại địa phương.
Thí nghiệm được bố trí trong vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012.
Kết quả của
nghiên cứu cho thấy, tập đoàn 65 mẫu giống lúa tuyển chọn có sự đa dạng di truyền
cao, phong phú với hệ số tương đồng di truyền thấp 0,018-0,27. Các mẫu giống được
phân chia thành 05 nhóm riêng biệt, trong đó mẫu giống số 83 hoàn toàn khác biệt
với 64 mẫu lúa còn lại. qua đánh giá tình trạng hình thái của 65 mẫu giống
trong 02 vụ (vụ xuân và vụ mùa) thấy rằng chúng ít phụ thuộc vào nguồn gốc của
giống (giống địa phương, giống nhập nội, hay các giống mới lai tạo) mà chủ yếu
phụ thuộc vào mục tiêu của các nhà chọn giống. Tính trạng biến động của 1000 hạt
biến động đa dạng, từ hạt rất nhỏ (18g) đến hạt rất lớn (33g) và ít chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khác. Tính trạng số hạt/bông giữa các mẫu giống cũng rất đa dạng
biến động 60-380 hạt/bông và phụ thuộc lớn vào số gié cấp 2 trên bông. Tính trạng
thời gian sinh trưởng biến động lớn, từ rất ngắn ngày (87-88 ngày trong điều kiện
vụ mùa) đến dài ngày (119-120 ngày) và chịu ảnh hưởng lớn của mùa vụ.
Nghiên cứu, bước
đầu đã xác định được sự đa dạng của nguồn vật liệu, phân nhóm nguồn vật liệu
thành 05 nhóm lớn ở hệ thống tương đồng 0,018-0,27 và chọn lọc được 10 mẫu giống
có khối lượng 1000 hạt lớn; 10 mẫu giống có thời gian sinh trưởng ngắn và 10 giống
có số hạt/bông nhiều.