Ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại hóa khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu giống
Nghêu là đối tượng thủy sản kinh tế đang được chú trọng phát triển nuôi ở vùng bãi triều ven biển hiện nay và tảo được xem là nguồn thức ăn chính cho nghêu. Tuy nhiên trong sản xuất nghêu giống và ương nuôi nghêu người dân thường sử dụng tảo tươi, do chưa chủ động được nguồn thức ăn. Nghiên cứu các biện pháp sử dụng tảo để làm thức ăn cho nghêu giống là mục tiêu lâu dài góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nghêu.
Ảnh minh họa
Đề tài “Ảnh hưởng của tảo được lắng bằng các loại hóa khác
nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghiêu giống (Meretrix Lyrata)” do Ngô Thị Thu Thảo và Lý Bích Thủy – Đại học Cần
Thơ thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu trên.
Nghiên cứu theo dõi các chỉ tiêu môi trường, tốc độ lọc,
tăng trưởng và tỷ lệ sống của ngêu khi sử dụng các loại hóa chất khác nhau
(NaOH, FeCl3, Al2(SO4)3) để
lắng tảo Chaetoceros và Nannochloropsis làm thức ăn cho nghêu
giống.
Sau 90 ngày, tảo Chaetoceros
được lắng bằng Al2(SO4)3 có tỷ lệ nghêu giống sống
đạt cao nhất (15,63%). Tảo Nannochloropsis
được lắng bằng NaOH, Al2(SO4)3 có tỷ lệ sống
thấp nhất (0%). Như vậy, trong nghiên cứu này, tảo Chaetoceros được xem là thức ăn thích hợp cho nghêu giống và sử dụng
Al2(SO4)3) để lắng tảo Chaetoceros có tỷ lệ nghiêu giống sống cao nhất.
Kết quả được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 25 (2013).
TC Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. Phần B, Số 25 (2013), trang 19-26