Hiệu quả của phân hữu cơ và phân vô cơ trong cải thiện năng suất tiêu tại Kiên Giang
Tiêu là đặc sản của Việt Nam, với tổng lượng xuất khẩu chiếm trên 60% thị trường thế giới. Từ năm 2005 đến nay, diện tích trồng tiêu và năng suất tiêu tại Phú Quốc giảm. Yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến năng suất tiêu có thể do đất vườn tiêu bạc màu, kỹ thuật canh tác truyền thống không giúp cải thiện độ phì nhiêu đất có hiệu quả.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu “Hiệu quả của phân hữu cơ và phân vô cơ trong
cải thiện năng suất tiêu” doVõ Thị Gương, Châu Minh Khôi, Nguyễn Hồng
Giang, Trần Huỳnh Khanh – Đại học Cần Thơ và Huỳnh Văn Định – Phòng Kinh tế
huyện Phú Quốc, Kiên Giang thực hiện và được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học
Cần Thơ số 26 (2013). Mục tiêu của
nghiên cứu đánh
giá độ phì nhiêu đất vườn trồng tiêu và hiệu quả của bón
phân hữu
cơ, phân vô cơ
cân đối trên năng suất tiêu tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức bón phân khác nhau: bón theo
tập quán của nông dân (125g N -195g P2O5-40g K2O
+ 2 kg phân bò); bón phân vô cơ (120g N - 60gP2O5 - 80 g K2O); bón phân vô cơ + 4 kg phân
hữu cơ vi sinh và bón phân vô cơ + 4 kg phân bò ủ hoai. Kết quả nghiên cứu cho
thấy bón phân hữu cơ vi sinh 4 kg/gốc kết hợp phân vô cơ cân đối, bón giảm
lượng phân lân và tăng kali so với bón
theo nông dân, giúp tăng năng suất hạt
tiêu (3,5kg/gốc), giúp tăng cation K+, Ca2+ trao
đổi và độ
bão hòa base trong
đất. Tuy nhiên, phân hữu cơ có phát huy hiệu quả chậm do đó nếu thí
nghiệm trong thời gian sẽ có thể cải
thiện một số đặc tính hóa học của đất như pH, hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
TC Khoa học, Đại học Cần Thơ, Phần B, Số 26 (2013), trang 70-75