SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của chè Shan

[04/12/2013 19:22]

Nhằm khai thác thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội cũng như để phát triển cây chè nâng cao đời sống nhân cho bà con nông dân vùng miền núi phía Bắc, từ tháng 1/2012 các nhà khoa học ở Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành triển khai dự án “Sản xuất thử, phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc”.
Chăm sóc chè giống tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Phát triển giống chè quý

Chè Shan là giống cây trồng gắn bó chặt chẽ với người dân miền núi phía Bắc, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân miền núi đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao. Đây là loại cây trồng bản địa, có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất và chất lượng cao. Từ nguyên liệu chè Shan có thể chế biến ra các sản phẩm chè chất lượng, an toàn và thu giá trị lớn (đặc biệt là chè vàng, chè phổ nhĩ).

Được biết, giống chè Shan hiện chiếm khoảng 27% diện tích chè cả nước, phương thức trồng chủ yếu bằng hạt (chiếm khoảng 15%), việc nhân giống bằng giâm cành còn nhiều hạn chế, quy trình thâm canh chè trồng tập trung, chưa khoa học, do đó chưa phát huy được ưu điểm về năng suất và chất lượng chè Shan. Để nâng cao chất lượng chè, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc chọn tạo giống mới, xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế biến. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ bởi trong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, áp dụng  khoa học công nghệ (KH&CN) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè tại Việt Nam, đăch biệt là những giống chè có chất lượng cao như chè Shan.

Cụ thể phải kể đến dự án “Sản xuất thử, phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc” (KC06.DA04/11-15-  thuộc chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước)) do TS. Nguyễn Hữu La, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì. Dự án thực hiện trong vòng 36 tháng đã mang lại nhiều kết quả khả thi, khả năng nhân rộng của dự án được đánh giá là rất lớn.

TS. La cho biết, một số sản phẩm của đề tài đã được công nhận là chè Shan chọn lọc PH12, PH14 có năng suất ở tuổi 5 đạt trên 7 tấn/ha, phù hợp cho chế biến chè vàng và chè Phổ nhĩ.

Góp phần làm giàu cho nông dân

Dự án sản xuất thử, phát triển kỹ thuật nhân giống và chế biến sản phẩm mới từ giống chè shan cho vùng miền núi phía Bắc thực hiện tập trung vào 2 giống chè PH12, PH14 mới chọn tạo nhằm nhanh chóng mở rộng diện tích giống mới ra sản xuất, thâm canh chè  Shan tập trung nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu, chế biến các sản phẩm mới có giá bán cao, đa dạng hóa sản phẩm chè góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè Việt nam. Địa điểm dự án chọn để triển khai sản xuất thừ gồm 4 địa điểm: huyện Vị Xuyên – Hà Giang, Huyện văn Chấn – Yên Bái, Công ty TNHH thương mại Hùng Cường – Hà Giang và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè tại Phú Hộ.

Theo đó, mô hình nhân giống chè Shan được thực hiện với quy mô 40 vạn gốc với giống chè được dùng để thử nghiệm là PH12, PH14. Kết quả cho thấy chiều cao cây chè con xuất vườn của giống PH14 ở Hà Giang và Phú Thọ đạt lớn hơn giống chè PH12 ở Yên Bái và Phú Thọ, cụ thể giống chè PH12 ở Yên Bái chiều cao cây đạt 25,30cm, Phú Thọ giống PH12 đạt 25,00cm; giống chè PH14 ở Hà Giang chiều cao cây đạt 26,10cm và ở Phú Thọ chiều cao cây chè con đạt cao nhất là 26,52cm. Tỷ lệ xuất vườn của giống chè PH12 tại Yên Bái đạt 75%, tại Phú Thọ đạt 78,20%; Giống chè PH14 tại Hà Giang tỷ lệ xuất vườn đat 80,00% và ở Phú Thọ đạt 82,50%.

Cũng tại 4 địa điểm trên, dự án đã chọn để triển khai thử nghiệm mô hình thâm canh chè Shan tập trung. Ban chủ nhiệm dự án đã chỉ đạo các hộ dân theo quy trình kỹ thuật về kỹ thuật bón phân và thâm canh nương chè Shan, đầu tư thâm canh cao nhằm tạo điều kiện cây chè sinh trưởng và phát triển tốt năng suất tăng 15% so với canh tác truyền thống. Năng suất chè trong mô hình cao hơn đối chứng 10-15%. Còn tại mô hình trồng mới chè với diện tích 20 ha cho tỷ lệ sống tại Phú Thọ đạt cao nhất là 95,00%, ở Yên Bái 90,15%, với 85,35% là tỷ lệ sống ở Hà Giang, chiều cao cây tại Yên Bái là 27,11 (cm) so với 28,58 (cm) và Phú Thọ là 25,05cm. Về đường kính gốc: 3,3 (cm) so với 3,5 (cm).

“Trong 3 năm thực hiện (2012 -2014), dự án tập trung vào nội dung hoàn thiện qui trình công nghệ nhân, trồng, thâm canh, chế biến chè vàng, chè phổ nhĩ từ giống chè PH12, PH14; xây dựng mô hình nhân trồng và chăm sóc 20 ha giống PH12, PH14; thâm canh 200ha chè Shan tập chung; chế biến 2000kg chè vàng, 1000kg chè phổ nhĩ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở”, TS. Nguyễn Hữu La cho biết.

Khi dự án nghiệm thu sẽ hoàn thiện quy trình nhân giống cho giống chè PH12, PH14 góp phần tăng tỷ lệ xuất vườn > 90%; hoàn thiện quy trình trồng thâm canh chè shan, góp phần làm tăng năng suất chè  trồng phân tán lên 8 – 9 tấn/ha, chè trồng tập chung > 15 tấn/ha. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ hoàn thiện quy trình chế biến chè vàng, chè phổ nhĩ, góp phần nâng cao chất lượng lượng chè vàng, chè phổ nhĩ, tăng giá bán, nâng cao hiệu quả sản xuất chè. Cung cấp 0,4 triệu cây chè giống mới PH12, PH14 cho sản xuất. Dự án đầu tư trồng mới, thâm canh chăm sóc 20 ha chè (kinh phí trồng mới, chăm sóc 20 ha chè là: 3.193,0 triệu đồng), kết thúc 3 năm thực hiện dự án, diện tích chè này sẽ được đưa vào kinh doanh cho thu sản lượng búp chè chất lượng cao, năng suất chè tuổi 4 đạt 6-8 tấn/ha. Từ năm thứ 4 trở đi, dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

TS. Phạm Hữu Giục-  Phó Ban chủ nhiệm chương trình KC.06/11-15 nhận định, dự án đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kết quả dự án khi được áp dụng trong sản xuất sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất chè, đa dạng hoá sản phẩm chè; nâng cao thu nhập đời sống người sản xuất chè; khai thác lợi thế giống chè, đất đai, lao động góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Phát triển giống chè quý

Chè Shan là giống cây trồng gắn bó chặt chẽ với người dân miền núi phía Bắc, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân miền núi đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao. Đây là loại cây trồng bản địa, có sức sinh trưởng khoẻ, năng suất và chất lượng cao. Từ nguyên liệu chè Shan có thể chế biến ra các sản phẩm chè chất lượng, an toàn và thu giá trị lớn (đặc biệt là chè vàng, chè phổ nhĩ).

Được biết, giống chè Shan hiện chiếm khoảng 27% diện tích chè cả nước, phương thức trồng chủ yếu bằng hạt (chiếm khoảng 15%), việc nhân giống bằng giâm cành còn nhiều hạn chế, quy trình thâm canh chè trồng tập trung, chưa khoa học, do đó chưa phát huy được ưu điểm về năng suất và chất lượng chè Shan. Để nâng cao chất lượng chè, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc chọn tạo giống mới, xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế biến. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ bởi trong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, áp dụng  khoa học công nghệ (KH&CN) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè tại Việt Nam, đăch biệt là những giống chè có chất lượng cao như chè Shan.

Cụ thể phải kể đến dự án “Sản xuất thử, phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc” (KC06.DA04/11-15-  thuộc chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước)) do TS. Nguyễn Hữu La, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì. Dự án thực hiện trong vòng 36 tháng đã mang lại nhiều kết quả khả thi, khả năng nhân rộng của dự án được đánh giá là rất lớn.

TS. La cho biết, một số sản phẩm của đề tài đã được công nhận là chè Shan chọn lọc PH12, PH14 có năng suất ở tuổi 5 đạt trên 7 tấn/ha, phù hợp cho chế biến chè vàng và chè Phổ nhĩ.

Góp phần làm giàu cho nông dân

Dự án sản xuất thử, phát triển kỹ thuật nhân giống và chế biến sản phẩm mới từ giống chè shan cho vùng miền núi phía Bắc thực hiện tập trung vào 2 giống chè PH12, PH14 mới chọn tạo nhằm nhanh chóng mở rộng diện tích giống mới ra sản xuất, thâm canh chè  Shan tập trung nâng cao năng suất và chất lượng nguyên liệu, chế biến các sản phẩm mới có giá bán cao, đa dạng hóa sản phẩm chè góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chè Việt nam. Địa điểm dự án chọn để triển khai sản xuất thừ gồm 4 địa điểm: huyện Vị Xuyên – Hà Giang, Huyện văn Chấn – Yên Bái, Công ty TNHH thương mại Hùng Cường – Hà Giang và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè tại Phú Hộ.

Theo đó, mô hình nhân giống chè Shan được thực hiện với quy mô 40 vạn gốc với giống chè được dùng để thử nghiệm là PH12, PH14. Kết quả cho thấy chiều cao cây chè con xuất vườn của giống PH14 ở Hà Giang và Phú Thọ đạt lớn hơn giống chè PH12 ở Yên Bái và Phú Thọ, cụ thể giống chè PH12 ở Yên Bái chiều cao cây đạt 25,30cm, Phú Thọ giống PH12 đạt 25,00cm; giống chè PH14 ở Hà Giang chiều cao cây đạt 26,10cm và ở Phú Thọ chiều cao cây chè con đạt cao nhất là 26,52cm. Tỷ lệ xuất vườn của giống chè PH12 tại Yên Bái đạt 75%, tại Phú Thọ đạt 78,20%; Giống chè PH14 tại Hà Giang tỷ lệ xuất vườn đat 80,00% và ở Phú Thọ đạt 82,50%.

Cũng tại 4 địa điểm trên, dự án đã chọn để triển khai thử nghiệm mô hình thâm canh chè Shan tập trung. Ban chủ nhiệm dự án đã chỉ đạo các hộ dân theo quy trình kỹ thuật về kỹ thuật bón phân và thâm canh nương chè Shan, đầu tư thâm canh cao nhằm tạo điều kiện cây chè sinh trưởng và phát triển tốt năng suất tăng 15% so với canh tác truyền thống. Năng suất chè trong mô hình cao hơn đối chứng 10-15%. Còn tại mô hình trồng mới chè với diện tích 20 ha cho tỷ lệ sống tại Phú Thọ đạt cao nhất là 95,00%, ở Yên Bái 90,15%, với 85,35% là tỷ lệ sống ở Hà Giang, chiều cao cây tại Yên Bái là 27,11 (cm) so với 28,58 (cm) và Phú Thọ là 25,05cm. Về đường kính gốc: 3,3 (cm) so với 3,5 (cm).

“Trong 3 năm thực hiện (2012 -2014), dự án tập trung vào nội dung hoàn thiện qui trình công nghệ nhân, trồng, thâm canh, chế biến chè vàng, chè phổ nhĩ từ giống chè PH12, PH14; xây dựng mô hình nhân trồng và chăm sóc 20 ha giống PH12, PH14; thâm canh 200ha chè Shan tập chung; chế biến 2000kg chè vàng, 1000kg chè phổ nhĩ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở”, TS. Nguyễn Hữu La cho biết.

Khi dự án nghiệm thu sẽ hoàn thiện quy trình nhân giống cho giống chè PH12, PH14 góp phần tăng tỷ lệ xuất vườn > 90%; hoàn thiện quy trình trồng thâm canh chè shan, góp phần làm tăng năng suất chè  trồng phân tán lên 8 – 9 tấn/ha, chè trồng tập chung > 15 tấn/ha. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ hoàn thiện quy trình chế biến chè vàng, chè phổ nhĩ, góp phần nâng cao chất lượng lượng chè vàng, chè phổ nhĩ, tăng giá bán, nâng cao hiệu quả sản xuất chè. Cung cấp 0,4 triệu cây chè giống mới PH12, PH14 cho sản xuất. Dự án đầu tư trồng mới, thâm canh chăm sóc 20 ha chè (kinh phí trồng mới, chăm sóc 20 ha chè là: 3.193,0 triệu đồng), kết thúc 3 năm thực hiện dự án, diện tích chè này sẽ được đưa vào kinh doanh cho thu sản lượng búp chè chất lượng cao, năng suất chè tuổi 4 đạt 6-8 tấn/ha. Từ năm thứ 4 trở đi, dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

TS. Phạm Hữu Giục-  Phó Ban chủ nhiệm chương trình KC.06/11-15 nhận định, dự án đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kết quả dự án khi được áp dụng trong sản xuất sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất chè, đa dạng hoá sản phẩm chè; nâng cao thu nhập đời sống người sản xuất chè; khai thác lợi thế giống chè, đất đai, lao động góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Baodatviet.vn (nthieu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ