Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phâm sinh học để xử lý rơm rạ và sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học phục vụ sản xuất lúa theo hướng bền vững tại thành phố Cần Thơ”
Sáng ngày 19/12/2013, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức hội đồng khoa học nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phâm sinh học để xử lý rơm rạ và sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học phục vụ sản xuất lúa theo hướng bền vững tại thành phố Cần Thơ” do Ks. Nguyễn Thị Mỹ Sơn – Chi cục Bảo vệ Thực vật thành phố Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Dự án được triển khai thực
hiện tại 3 quận, huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt. Qua thời gian thực hiện,
kết quả cho thấy:
- Chế phẩm sinh học
Trichoderma giúp rơm rạ phân huỷ nhanh hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ ngay
đầu vụ, đất tơi xốp cây sinh trưởng tốt, bộ rễ có đầy đủ oxy nên phát triển mạnh,
ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây lúa và tạo cho cây lúa cứng, ít bị
đổ ngã; hạn chế sâu bệnh, môi trường ngày càng được cải thiện.
- Sử dụng nấm Trichoderma
kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lippfetum và vi khuẩn hoà tan lân
Pseudomonass stutzeri sử dụng liên tục trong các vụ lúa giúp giảm lượng đạm sử
dụng mô hình so với ruộng nông dân trung bình Đông Xuân 11-12 là 25,8%; vụ Hè
Thu 2012 là 22,9% và vụ Đông Xuân 12-12 là 26,4%; giảm lượng lân ở vụ Đông Xuân
11-12 là 38,2%; vụ Hè Thu 2012 là 38,9% và vụ Đông Xuân 12-12 là 42,7%.
- Tỷ lệ lợi nhuận ruộng
ứng dụng chế phẩm sinh học (nấm Trichoderma) để xử lý rơm rạ và sử dụng phân
hữu cơ, chế phẩm sinh học cố định đạm, hoà tan lân cải thiện dinh dưỡng đất cao
hơn ruộng nông dân trung bình vụ Đông Xuân 11-12 là 22,9% (5.000.917 đồng/ha),
vụ Hè Thu 2012 là 25,8% (5.223.377 đồng/ha) và vụ Đông Xuân 12-13 là 63,2%
(5.722.000 đồng/ha).
- Việc ứng dụng chế phẩm
sinh học (nấm Trichoderma) để xử lý rơm rạ và sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm
sinh học cố định đạm, hoà tan lân cải thiện dinh dưỡng đất là giải pháp có hiệu
quả, thân thiện với môi trường đồng thời tỏ ra hữu ích khi việc canh tác cây
lúa cho kết hợp với hữu cơ để vừa cải thiện đất canh tác, vừa bảo vệ cây và
giúp gia tăng giá trị nông sản.
Xây dựng quy
trình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ và sử dụng phân hữu cơ, phân
sinh học phục vụ sản xuất lúa theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện canh
tác, thổ nhưỡng của địa phương, đã bổ sung vào quy trình sản xuất lúa cao sản
chung của thành phố Cần Thơ theo hướng chất lượng cao an toàn và bền vững.