Chứng minh sự tồn tại của ánh sáng siêu lỏng
Các nhà khoa học thuộc Đại học Nam Paris và Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia của Pháp đã thực hiện một thí nghiệm chứng minh được rằng ánh sáng cũng có thể được truyền đi với tính chất siêu lỏng.
Tính siêu lỏng để chỉ vật thể lỏng có trở lực bằng không hoặc độ nhớt bằng không trong điều kiện giới hạn tốc độ nhất định.
Các nhà khoa học đã miêu tả làm thế nào có thể quan sát được ánh sáng siêu lỏng trong môi trường thí nghiệm và cho rằng ánh sáng tồn tại giới hạn tốc độ siêu lỏng khi ở trong môi trường phi tuyến tính.
Xét từ góc độ động lực học, khi ánh sáng được truyền đi thông qua môi trường phi tuyến tính. Khi một chùm xung ánh sáng đi qua khu vực dẫn sáng với tốc độ khác nhau, nếu ánh sáng bị tán xạ tại khu vực trống rỗng điều đó có nghĩa là sẽ sản sinh trở lực.
Nếu ánh sáng không bị thay đổi hình dạng khi đi qua khu vực trống rỗng điều đó có nghĩa là sẽ không sản sinh trở lực, tức là ánh sáng đang vận động với tính chất siêu lỏng.
Thông qua tính toán, các nhà khoa học đã chứng minh dưới tốc độ thấp nhất định, sự vận động theo chiều hướng ngang của ánh sáng là sự vận động siêu lỏng có trở lực bằng không. Khi đẩy cao tốc độ, quá trình trở lực sẽ phát sinh, qua đó phá hủy tính nhất thể của sóng ánh sáng, hiện tượng siêu lỏng cũng sẽ biến mất.
Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa ánh sáng siêu lỏng với lý thuyết quang lượng tử cơ bản. Các nhà khoa học dự đoán tính siêu lỏng là thuộc tính phổ biến của ánh sáng.