Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào sản xuất
Sau 3 năm thực hiện ( 2011 - 2013), "Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và Hội Nông dân" với mục tiêu nâng cao một bước về trình độ ứng dụng KH&CN đã thực sự khẳng định hướng đi đúng đắn của mình. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào sản xuất góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của các tỉnh phía Nam.
Ứng dụng TBKHKT trong sản xuất thiết bị nông
nghiệp tại Long An (ảnh: P.H)
Nhiều ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật được chuyển giao
Cụ thể, từ năm 2011 - 2013, Bộ
KH&CN thông qua Chương trình nông thôn miền núi đã hỗ trợ các địa phương
vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long triển khai và thực hiện 55 dự án
với tổng kinh phí là 263.024 triệu đồng trong đó hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp
khoa học và công nghệ là 108.985 triệu đồng.
Các dự án đã triển khai được 167 mô
hình. Đa phần các dự án do người dân trực tiếp thụ hưởng kết quả của dự án. Các
dự án đã chuyển giao được hơn 320 quy trình kỹ thuật là những tiến bộ đã
được công nhận. Thông qua việc triển khai dự án đào tạo được 355 kỹ thuật viên
cơ sở làm nòng cốt, tập huấn cho 1.050 lượt nông dân. Đặc biệt đã triển khai 04
dự án vào vùng đồng bào dân tộc như: mô hình trồng dược liệu ở Núi Cấm tỉnh An
Giang, mô hình trồng cỏ nuôi bò ở Gò Lò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh hay có dự án
nuôi cá mú được triển khai tại huyện đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang.
Ông Huỳnh Trường Vĩnh, Giám đốc Sở
KH&CN Hậu Giang cho biết, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Sở Khoa học
và công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào thực tiễn đời sống thông qua các đề tài, dự án và các mô hình sản xuất hiệu
quả. Người nông dân đã và đang từng bước thay đổi dần tập quán canh tác truyền
thống sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng
suất và chất lượng nông sản, góp phần xây dựng nông thôn mới. Thông qua kế
hoạch thực hiện hoạt động hàng năm, đã triển khai 06 Dự án thuộc chương trình
Nông thôn miền núi (cấp Bộ); 01 dự án cấp tỉnh và 01 mô hình ứng dụng chế
phẩm sinh học quản lý dịch hại trên cây trồng (quản lý và phòng trừ rầy nâu
trong ruộng lúa cho các cánh đồng mẫu lớn, với qui mô: 1.000 ha).
Cũng trong giai đoạn 2011-2013, thành
phố đã triển khai mới 33 đề tài, dự án lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn - nông
dân (trong đó có 9 đề tài, dự án cấp thành phố và 3 dự án thuộc chương trình
nông thôn miền núi, 21 đề tài, dự án cấp quận, huyện); tổ chức nghiệm thu 34 đề
tài, dự án cấp thành phố và cấp quận, huyện thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn, nông dân. Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong
xây dựng nông thôn mới góp phần tăng thu nhập của người dân vùng nông thôn, ông
Trần Hoài Phương, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Cần Thơ cũng chia sẻ.
Qua khảo sát yêu cầu của bà con nông
dân, Sở KH&CN Tiền Giang đã phối hợp với các chi Hội Nông dân tổ chức 15
lớp tập huấn với nội dung cụ thể như kỹ thuật trồng nấm, rau sạch, kỹ thuật
nuôi cá rô đồng, phòng và trị bệnh cho đàn gia súc gia cầm trong tỉnh…. Mỗi lớp
có từ 55-60 học viên, các lớp đã trang bị cho nông dân các kiến thức về khoa
học, công nghệ phục vụ cho sản xuất nông, ngư nghiệp ở địa phương.
Ngoài ra Sở KH&CN còn tổ chức xuất
bản hàng ngàn ấn phẩm chuyên đề phục vụ nông nghiệp nông thôn như những kỹ
thuật mới cho người làm kinh tế trang trại, kỹ thuật trồng hoa lan, kỹ thuật
trồng nấm linh chi, kỹ thuật nuôi một số loài cá cảnh quý như cá đĩa, cá ngân
long, kỹ thuật nuôi cấy mô phong lan, chăm sóc lan hồ điệp, kỹ thuật trồng một
số loại cây ăn trái có giá trị cao như sầu riêng, bưởi da xanh…
Cần mở rộng nội dung phối hợp
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
cũng còn một số hạn chế như phạm vi phối hợp xây dựng và thực hiện các mô hình
sản xuất thử nghiệm các loại cây trồng, vật nuôi theo công nghệ tiên tiến còn
ít, mới đáp ứng được một phần nhu cầu học tập kinh nghiệm thực tế của nông dân
trong tỉnh. Mặt khác, nội dung hoạt động phối hợp còn chưa phong phú, chưa tận
dụng được hết các ứng dụng của khoa học và công nghệ nhằm hỗ trợ các hộ nông
dân phát triển sản xuất theo hướng sản xuât nông sản hàng hoá, ông Võ Minh
Giang, Phó Chủ tich Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận định
Chia sẻ về những khó khăn đã và đang
gặp phải khi triển khai Chương trình phối hợp, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch
Hội Nông dân tỉnh Long An cũng cho rằng, hiện nay còn chưa đủ nhân sự, cán bộ
để trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, đề tài nhất là ở các cơ sở.
Công tác phối hợp chuyển giao KH&CN tuy có kế hoạch nhưng đôi lúc cũng chưa
được chặt chẽ. Việc ứng dụng thực tế của người nông dân chưa được đánh giá đúng
mức. Các đề tài nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn tuy nhiều nhưng việc
lựa chọn và chuyển giao cho địa phương đôi lúc còn gặp khó khăn, nhất là lựa
chọn đối tượng. Việc phối hợp với Hội đồng KH&CN cơ sở chưa đều. Và khó
khăn khác nữa là vốn đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế.
Sản phẩm gạo lứt của
công ty CP bảo vệ thực vật tỉnh An Giang (Ảnh: P.H)
Do đó, để Chương trình phối hợp về
đích thành công nhất vào năm 2015 tới, đã có nhiều ý kiến đề xuất. Ông Nguyễn
Hữu Đức, Phó Chủ tịch Hội Nông dân chú trong các mô hình chuyển giao KH&CN
thiết thực, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức tiến bộ
KH&CN cũng như bảo vệ môi trường. Thường xuyên cải tiến các biện pháp tổ
chức phối hợp giữa hai ngành đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Tiếp tục đầu tư tăng cường tiềm
lực khoa học và công nghệ, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ công nghệ cao, công nghệ
hiện đại, tiến tới sáng tạo công nghệ mới của đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ của địa phương, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng hoàn thiện các trại thực nghiệm, phòng
thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu, thử nghiệm, thích nghi công nghệ, đáp
ứng yêu cầu sản xuất và đời sống cũng là một trong những đề xuất mà hầu hết các
lãnh đạo Sở KH&CN và Hội Nông dân đưa ra.