Đổi mới sáng tạo để phát triển khoa học công nghệ
Đầu tư cho doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ còn thấp, hạn chế về nhân lực trình độ cao và trang thiết bị; khó tiếp cận vồn, tín dụng để tiến hành đổi mới công nghệ... là những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải. Bởi vậy, để triển khai có hiệu quả các mục tiêu phát triển khoa học công nghệ trong những năm tới, Việt Nam cần áp dụng kịp thời các chương trình về đổi mới sáng taộ, tạo tiền đề cho khoa học công nghệ phát triển.
Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+
Đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn
chế
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, khoa
học kỹ thuật và công nghệ thời gian qua đã có đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng
trưởng của một số ngành, lĩnh vực; có một số thành tựu nổi bật như: thiết kế
chế tạo thiết bị cơ khí thủy công cho nhà máy thủy điện công suất lớn; giàn
khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước; công nghệ khai thác dầu trong đá móng; các
giống lúa mới năng suất cao; khai thác vệ tinh viễn thông; làm chủ công nghệ
đóng tàu, xây dựng công trình ngầm, nhà cao tầng, cầu dây văng, đường cao tốc;
ghép tạng và sản xuất vắc-xin...
Bên cạnh đó, khoa học và công nghệ
bước đầu có đóng góp quan trọng, thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, trong đó khoa học tự nhiên có bước phát triển, tạo tiền đề hình thành một
số lĩnh vực khoa học và công nghệ đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt
nhân; một số lĩnh vực (toán học, vật lý lý thuyết) có thứ hạng khá cao trong
khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được
hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vẫn còn hạn chế, cần phải nỗ
lực phấn đấu để đạt được kết quả đề ra.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công
nghệ Trần Việt Thanh, hiện nay việc đầu tư của doanh nghiệp cho nghiên cứu và
đổi mới công nghệ còn rất thấp. Số lượng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ
chưa nhiều. Phần lớn doanh nghiệp chưa có tầm nhìn dài hạn; hạn chế về nhân lực
trình độ cao và trang thiết bị; khó tiếp cận vốn, tín dụng để tiến hành đổi mới
công nghệ. Về năng lực khoa học và công nghệ, Việt Nam thực sự chưa có nhiều công
trình, sản phẩm khoa học và công nghệ mang tính đột phá ở tầm khu vực và thế
giới.
Các bài báo, công trình khoa học được công
bố quốc tế có tốc độ tăng trung bình 22%/năm, nhưng giá trị tuyệt đối và chỉ số
trích dẫn còn thấp, nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực và thế giới.
Số lượng bài báo, công trình khoa học công bố quốc tế của Việt Nam trong 5 năm
gần đây (2008-2012) là 6.356. Đây là con số "khiêm tốn" so với một số
nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, mức đầu tư của toàn xã
hội cho khoa học và công nghệ của Việt Nam hiện nay ước chỉ đạt dưới 1% GDP và
ngân sách nhà nước vẫn là nguồn đầu tư chính. Cơ chế tài chính trong khoa học
và công nghệ còn nhiều bất hợp lý, chậm đổi mới. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu trong
nước được thương mại hóa và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh rất
thấp. Tình trạng đề tài, dự án nghiệm thu xuất sắc nhưng “cất vào ngăn kéo” còn
chưa được khắc phục.
Lý giải tình trạng trên, Thứ
trưởng Trần Việt Thanh cho rằng, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
dẫn tới các hạn chế, yếu kém về tiềm lực cũng như trình độ khoa học và công
nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản
nhất là nhận thức về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là về
đổi mới sáng tạo còn nhiều hạn chế.
Cần có giải pháp tích cực
Theo các nhà khoa học, để có thể nhanh
chóng bắt kịp được các nước phát triển khác trong khu vực và trên thế giới,
Việt Nam cần phải có những cách đi đặc biệt để tiếp cận được với trình độ khoa
học và công nghệ của thế giới, áp dụng vào Việt Nam để tạo nên những đột phá về
phát triển của các ngành kinh tế kỹ thuật.
Bên cạnh việc đầu tư dài hơi để nghiên
cứu từ cơ bản tất cả các vấn đề của kỹ thuật, chúng ta cần có những bước đi
mới, đột phá mà các nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… đã rất
thành công cách đây một thời gian.
Để triển khai có hiệu quả các mục
tiêu, định hướng phát triển khoa học và công nghệ, trong những năm tới, Thứ
trưởng Trần Việt Thanh cho biết: Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật và cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng
tạo khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung các
nguồn lực để triển khai có hiệu quả Chiến lược và 9 chương trình, đề án trọng
điểm quốc gia về khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên tới năm 2020.
Trong đó có các chương trình quan trọng như Chương trình đổi mới công nghệ quốc
gia, Chương trình phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm
quốc gia...
Bộ cũng sẽ tập trung đầu
tư phát triển một số viện khoa học và công nghệ, trường đại học cấp quốc gia
theo mô hình tiên tiến thế giới. Phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm
tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng; đẩy
mạnh hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đồng thời tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và
công nghệ, trong đó tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu
tư và cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng đẩy
mạnh thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ; cấp
phát tài chính linh hoạt theo cơ chế quỹ…/.
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (nthieu)