Đồ chơi tập bơi cho trẻ ngậm hóa chất độc hại
Theo cơ quan giám sát độc tố EcoWaste Coalition (Philipines) cảnh báo, đồ chơi đi bơi hiện nay nhiều nguy cơ nhiễm hóa chất phthalates gây hại cho trẻ.
“Hè đến, trẻ thường muốn ngâm mình trong bể bơi hoặc ở
biển, tuy nhiên chúng tôi khuyên các bậc cha mẹ cần tránh mua các đồ chơi tập
bơi có nguy cơ nhiễm hóa chất phthalate”, điều phối viên thuộc Dự Án Bảo Vệ của
EcoWaste Coalition, ông Thony Dizon cho biết. Ông cho biết thêm: “Bằng việc
khẳng định quyền người tiêu dùng cần được biết rõ thông tin hàng hóa và mức độ
an toàn trong sản phẩm, cha mẹ có thể bảo vệ con trẻ tránh tiếp xúc với các hóa
chất độc hại."
Tổ chức bày tỏ quan ngại về việc bán phao bơi, vòng bơi và
các đồ chơi tương tự trên thị trường được làm từ nhựa polyvinyl chloride kèm
độc tố phthalates tạo nhựa dẻo PVC.
Ông Dizon cũng đề cập việc 8 nước tại thị trường Châu Âu thu
hồi các loại vòng bơi vì “rủi ro ngậm hóa chất” phthalate gồm: Cyprus, Cộng Hòa
Séc, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Lavia và Slovakia.Hóa chất phthalates gây ảnh hưởng
đến hệ nội tiết và nhiều vấn đề về sức khỏe như dương vật bị biến dạng và không
xuất tinh được, hở hàm ếch và nhiều biến chứng khác, dậy thì sớm, sinh non, dị
tật bẩm sinh cùng các vấn đề sức khỏe khác.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy độc tốc phthalates còn gây hen
suyễn, tăng động, tiểu đường, béo phì và ung thư. Liên minh Châu Âu, Mỹ và
ngay cả Philipines đều đang có những hành động nhằm hạn chế trẻ em tiếp xúc với
các loại sản phẩm, đặc biệt là đồ chơi nhiễm phthalates.
Tổ chức cũng nhắc nhở người dân về lệnh do Sở Y Tế ban hành
2009-0005 được sửa đổi năm 2011, đồ chơi trẻ em có chứa phthalates DEHP
(Di(2-ethylhexyl)phthalate), DBP (Dibutyl phthalate), và BBP (Butyl benzyl
phthalate) vượt quá 1% đều bị cấm. Ông Dizon cũng cho biết thêm, Sở Y Tế còn
cấm tất cả các loại đồ chơi ngâm trong miệng trẻ có chứa chất phthalates DINP
(Diisononyl phthalate), DIDP (Diisodecyl phthalate), và DNOP (di-n-octyl
phthalate) vượt quá 1%.
Ông cũng khuyến cáo: "Các bậc cha mẹ có thể sử dụng
quyền người tiêu dùng để buộc các nhà sản xuất cung cấp đồ chơi an toàn chứa
chất phthalate theo luật định.” Nhằm ngăn chặn trẻ em tiếp xúc với các đồ chơi
nhiễm độc phthalates, tổ chức EcoWaste Coalition kêu gọi các bậc cha mẹ cũng
như người tiêu dùng nên:
- chọn các sản phẩm không chứa phthalate.
- đọc kĩ nhãn mác sản phẩm, tránh những đồ nhựa có kèm biểu
tượng “3” và kí hiệu nhựa PVC và vinyl.
- kiểm tra số giấy phép ghi trên nhãn mác, đó là các chỉ số
theo yêu cầu của Sở Y Tế.
- tránh các sản phẩm nhựa có mùi hóa chất mạnh.
- nếu đã mua đồ chơi và không chắc chắn về độ an toàn của sản
phẩm, cha mẹ nên tháo và mang phơi ngoài trời để các hóa chất độc hại bay hơi.