Kết quả thực hiện Đề án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013
Vào ngày 01/4/2014, Sở Khoa học và Công nghệ đã báo cáo kết quả thực hiện Đề án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 tại các cơ quan hành chính giai đoạn 2011 – 2013 theo Báo cáo số 311/BC-SKHCN.
1. Tình hình chung của cả nước trong việc triển khai Quyết định số
144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày
30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
Theo số liệu thống kê mới nhất (tính
đến hết ngày 30/11/2013), tình hình triển khai Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg và
Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong cả nước như sau:
- Về việc phê duyệt
kế hoạch và kết quả triển khai:
+ Tại Trung ương, 18 Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (chiếm khoảng 78%) đã xây dựng và phê duyệt
kế hoạch triển khai áp dụng cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, trừ các Bộ:
Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Giáo dục và
Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường.
+ Tại địa phương, 62/63 tỉnh, thành phố (chiếm khoảng 98,5%) đã xây
dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai áp dụng tại tỉnh, thành phố và dự trù
kinh phí theo quy định tại Thông tư số 159/2010/TT-BTC, trừ thành phố Hồ
Chí Minh chưa xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai áp dụng.
+ Đã có nhiều cơ
quan hành chính nhà nước tại địa phương được cấp giấy chứng nhận: có 2.617
cơ quan hành chính nhà nước thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng trong 63 tỉnh,
thành phố được cấp giấy chứng nhận, đạt tỷ lệ 93%. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố cũng đã mở rộng việc xây
dựng và áp dụng đến UBND cấp xã (962 cơ quan) là đối tượng khuyến khích áp
dụng. Những tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện và đạt được nhiều
kết quả tốt như Hà Nội, Tiền Giang, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Đà Nẵng,
Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Ninh…
- Định hướng hoạt động áp dụng HTQLCL
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các CQHCNN trong thời gian
tới:
Thực
hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 của các cơ quan hành chính nhà nước có sự thay
đổi: hoạt động đánh giá, cấp giấy chứng nhận, duy trì, giám sát hệ thống
quản lý chất lượng theo hướng không tổ chức việc cấp giấy chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn; các cơ quan hành chính nhà nước sau khi hoàn thành việc xây dựng và
áp dụng sẽ tự công bố hợp chuẩn và giao rõ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra,
giám sát cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ,
đảm bảo phù hợp với thực tiễn và quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này, cũng như đề cao trách
nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Kết quả áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào cơ quan
hành chính nhà nước của thành phố Cần Thơ:
Tại thành phố Cần Thơ, việc áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 (phiên bản 2000 và
2008) đã được triển khai từ năm 2007 (quy định tại Quyết định
144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày
30/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Với những kết quả đã đạt được
trong thời gian qua, thành phố Cần Thơ là 01 trong 08 địa phương được Bộ
Khoa học và Công nghệ trao tặng Bằng
khen đã có thành tích trong quá trình triển khai thực hiện việc xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (theo
Quyết định số 808/QĐ-BKHCN ngày 16/4/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ).Sau 03 năm triển khai Đề án, dưới sự
quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chỉ đạo; sự theo dõi, quản lý chặt
chẽ của Ban Quản lý cùng sự tích cực thực hiện của các cơ quan hành chính nhà
nước thành phố Cần Thơ; việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà
nước đã đạt được kết quả đáng ghi nhận như sau:
- Toàn thành phố Cần Thơ có 122 đơn vị xây
dựng, mở rộng và duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý hành chính. Đến nay, địa phương đã có 100% cơ quan, đơn vị hoàn thành việc
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho 100%
các thủ tục hành chính theo TCVN ISO 9001:2008 (quy định tại Thông tư số
27/2011/TT-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ); bao
gồm 121 đơn vị đã được cấp giấy
chứng nhận và 01 đơn vị đang chờ
giấy chứng nhận.
Đặc biệt, UBND các xã, phường, thị
trấn (là đối tượng khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008
theo Quyết định 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy
ban nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo cho triển khai xây dựng và áp
dụng). Hiện nay, 100% tổng số
UBND cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ đã được cấp giấy chứng nhận. Đồng
thời, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố là cơ
quan tự nguyện đăng ký áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 dù
không có thủ tục hành chính, và được cấp giấy chứng nhận theo tiến độ Đề án.
Đánh giá công tác triển khai Đề án áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại thành phố Cần Thơ:
- Về
hiệu quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan hành chính
nhà nước:
Sự quan tâm chỉ
đạo của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong
việc triển khai thực hiện Đề án ISO; từ đó, mang lại những hiệu quả thiết thực trong quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng
phục vụ công dân; từng bước tạo được lòng tin và sự hài lòng đối với các tổ chức, cá nhân như:
- Đã xây dựng được các quy trình giải quyết công việc một
cách khoa học; từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện thuận lợi
cho từng cán bộ, công chức, phòng ban giải quyết công việc thông suốt, kịp
thời, hiệu quả; giảm tác động tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công
chức khi giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
- Góp phần giúp cán bộ, công chức tổ
chức thực hiện công việc khoa học hơn; bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận
thức về vai trò của người cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ: cán bộ, công
chức phải là cầu nối giữa pháp luật và người dân, có trách nhiệm hướng dẫn
người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật, cần có thái
độ ân cần, cởi mở khi giao tiếp với người dân.
- Việc
xây dựng và thực hiện các quy trình tác nghiệp, giúp cho Thủ trưởng cơ quan và
cán bộ công chức nắm vững hơn nội dung, yêu cầu và cách thức xem xét, xử lý công việc theo
quá trình; xác định rõ trình tự, ranh giới trách nhiệm trong nội bộ cơ quan và
giữa cơ quan với bên ngoài, đảm bảo thực thi công vụ và xử lý công việc theo quy định của pháp
luật. Qua đó, góp
phần cho đơn vị rà soát, đánh giá và xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của từng bộ phận trong cơ quan, xác định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cán
bộ công chức, góp phần thực hiện các yêu cầu về Cải cách hành chính của toàn
thành phố.
- Vận hành ISO còn
là phương pháp để kiểm tra, giám sát trên thực tế việc áp dụng các văn bản quy
phạm pháp luật của Nhà nước. Vì với quy định về thời gian, các biểu mẫu… trong
quá trình áp dụng thực tế sẽ phát hiện các bất cập, từ đó sẽ giúp cho việc
nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế địa phương.
- Việc
áp dụng các quy trình
tác nghiệp hợp lý giúp cán
bộ công chức nhà nước thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” của Chính
phủ; đồng thời, các cơ quan hành chính địa phương đã chủ động rút
ngắn thời gian hơn so với quy
định nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng dịch vụ công của đơn vị.
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO 9001:2008 là một trong những công cụ hỗ trợ đáng kể cho việc công khai, minh
bạch hóa quy trình,
thủ tục giải quyết công việc theo yêu cầu của các tổ chức và công dân nhằm thực
hiện có hiệu quả chương trình Cải cách hành chính của thành phố.
- Sự tích hợp tốt
giữa việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 với thủ
tục hành chính theo Đề án 30 và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản
lý và tác nghiệp hồ sơ và là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác cải cách
hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay: các thủ tục hành
chính đều có quy trình xử lý công khai; quy định rõ thành phần hồ sơ; thời gian
trả kết quả,... từng bước tạo được lòng tin, sự hài lòng của người dân và doanh
nghiệp khi đến cơ quan hành chính nhà nước.
3. Về
tiến độ triển khai Đề án của các cơ quan hành chính nhà nước
Nhìn
chung, được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp cùng với nhiều sự nỗ
lực, cố gắng của cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, ban, ngành nên
nhiều đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận, cơ bản hoàn thành yêu cầu của
Đề án:
- Hầu
hết các đơn vị đã tích cực, nhanh chóng hoàn thành việc mở rộng, thu hẹp phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo mô hình khung và áp dụng cho những thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị theo quy định tại Thông tư số
27/2011/TT-BKHCN ngày 04/10/2011 của Bộ Khoa
học và Công nghệ về việc hướng dẫn một số nội dung triển khai xây dựng và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008
đối với cơ quan hành chính nhà nước.
- Một số cơ
quan, đơn vị đã chủ động việc rút ngắn thời gian thực hiện các quy
trình ISO so với thời gian được quy định trong thủ tục hành chính theo
Đề án 30 như UBND quận Bình Thủy, UBND quận Ô Môn,…
- Tình
hình phân bổ kinh phí hằng
năm rất hạn chế so với nhu cầu thực tế; nhưng sự tích cực trong công tác triển khai cũng như phối hợp
tốt giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Sở Tài chính trong công tác tham
mưu phân bổ kinh phí nên nhiều cơ quan hành chính đã được cấp giấy chứng nhận
kịp tiến độ.
- Trong năm 2013, một số cơ quan có tiến độ triển khai chậm
so với dự kiến, nhưng với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Ủy ban nhân dân
thành phố cùng sự hỗ trợ tích cực của Ban quản lý Đề án và sự cố gắng, nỗ lực
đẩy nhanh tiến độ của các cơ quan nên đã kịp hoàn thành Đề án theo kế hoạch (Sở
Văn hóa - Thể thao và Du lịch; UBND quận Cái Răng, UBND huyện Cờ Đỏ và UBND các
xã, phường, thị trấn trực thuộc).
-
Ngoài ra, việc theo dõi, quản lý sâu sát cùng mối liên hệ chặt chẽ giữa Ban
quản lý Đề án với các cơ quan hành chính đã tạo được sự chủ động trong việc
lồng ghép các đợt đánh giá có thời gian trùng hoặc gần nhau, giúp tiết kiệm
thời gian của đơn vị vừa tiết kiệm ngân sách địa phương nhưng vẫn đảm bảo được
hiệu quả công việc.
Một số khó khăn, tồn tại:
Bên cạnh kết quả tích cực đạt được
trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước thành phố Cần Thơ, quá
trình triển khai vẫn còn một số khó khăn tồn tại như:
- Sự lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện: Sự quan tâm chỉ đạo của thủ
trưởng cơ quan, ban ngành mang tính
chất quyết định trong quá trình thực hiện; tuy nhiên, trong thời gian qua, lãnh đạo của một số đơn vị vừa phải thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn vừa kiêm nhiệm nên thời gian tập trung chỉ đạo, kiểm tra
giám sát chưa liên tục, nên đôi khi hiệu quả công việc chưa cao.
- Việc
thực hiện các thủ tục hành chính:
+ Các thủ tục
hành chính thuộc Đề án
30 của nhiều Sở,
ngành và UBND các cấp thời gian qua có nhiều sự thay đổi do có nhiều văn bản quy phạm
pháp luật mới nên việc vận hành các quy trình chưa ổn định.
+ Sự liên thông trong quá trình
thực hiện thủ tục hành chính nói chung và quy trình ISO nói riêng cũng
còn hạn chế, đặc biệt trong sự phối hợp giữa UBND cấp xã với các
phòng chuyên môn của UBND cấp huyện và các Sở, ngành có liên quan khi
xây dựng và vận hành quy trình ISO của đơn vị chưa đồng bộ.
- Về nhân sự, bộ máy tổ chức:
+ Một số
đơn vị có thay
đổi về nhân sự, về chức năng, nhiệm vụ cũng
như cơ cấu tổ chức dẫn đến việc phải điều chỉnh các quy trình thủ tục đã xây
dựng và áp dụng, cũng như nhận thức của các công chức mới về tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 còn
hạn chế gây ảnh
hưởng nhiều đến sự vận hành của hệ thống.
+ Vẫn còn một số
ít cán bộ, công chức chưa thực sự hiểu rõ về tính hiệu quả của hệ thống; sự
hiểu biết về các tiêu chuẩn ISO còn phiến diện và mơ hồ; tâm lý ngại thay đổi,
tiếp xúc với những cái mới; trình độ ứng dụng CNTT vào công việc không đồng
đều, dẫn đến những hạn chế trong nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.
- Về kinh phí: kinh phí cho
các đơn vị thực hiện ISO hành chính công theo Đề án được phân bổ hằng năm
còn hạn chế, đặc biệt trong thời gian đầu của năm cuối Đề án (năm 2013) chưa đáp ứng được so với nhu cầu của tất cả
các đơn vị, nên trong quá
trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng
tiến độ thực hiện Đề án.
-
Về cơ
sở vật chất: Việc đầu tư nguồn lực cho xây dựng và áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng còn gặp một số khó khăn đặc biệt
là cơ sở vật chất của một số cơ quan hành chính chưa đáp ứng yêu
cầu. Do đó, đa số
các đơn vị đề nghị cấp kinh phí cho việc thanh toán chi phí in ấn,
chỉnh sửa, bổ sung tài liệu, chi phí cho cán bộ tham gia tập huấn.
Với những
kết quả đạt được trong thời gian qua, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ
đạo các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân
dân các xã, phường, thị trấn tiếp tục duy trì áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008 tại cơ quan, tiếp tục phát huy những kết quả tích cực đã đạt
được, khắc phục những hạn chế còn vướng mắc; đảm bảo HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO
là một công cụ thật sự hiệu quả trong thực hiện cải cách hành chính của đơn vị,
địa phương, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính và chất lượng
phục vụ người dân (trích công văn số 1649/UBND-VX ngày 14/4/2014 của Ủy ban
nhân dân thành phố Cần Thơ).