SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Kết hợp công cụ quản lý chất lượng thích hợp để áp dụng ISO hiệu quả

[20/05/2014 10:42]

Hiện nay ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng (QLCL) theo hệ thống đang được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới. Chỉ riêng con số hơn 1 triệu giấy chứng nhận trên phạm vi toàn cầu và gần 1 vạn giấy chứng nhận đã được cấp ở Việt Nam đã, tự thân chúng nói lên rất nhiều điều về những cảm nhận lợi ích mà ISO 9000 đem lại.

Áp dụng hệ thống quản lý ISO mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp

Một cách dễ hiểu, áp dụng ISO 9000 là việc doanh nghiệp thực hiện QLCL một cách có hệ thống theo mô hình đưa ra trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Bộ tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu của một Hệ thống QLCL mà một tổ chức có thể thực hiện, và ở góc độ đó các yêu cầu của ISO 9001:2008 mang tính khái quát, hướng đến những kết quả mà việc QLCL phải đạt được.

Một mặt, ISO 9001:2008 đưa ra các yếu tố của Hệ thống QLCL cần có có một tổ chức – như là hình thành những “khung sườn” cho Hệ thống QLCL. Mặt khác, trong từng yếu tố tiêu chuẩn này đưa ra những mục tiêu về quản lý mà tổ chức cần đạt được. Tiêu chuẩn này, điều gây thất vọng với nhiều người, hoàn toàn không đưa ra cách thức cụ thể mà tổ chức có thể thực hiện nhằm thảo mãn các yêu cầu đặt ra. 

Khi phân tích như vậy, “vật liệu” dùng để lấp đầy các khoảng trống của những “khung sườn” và “dụng cụ” để giúp đạt được các mục tiêu quản trị mà tiêu chuẩn đưa ra chính là những công cụ quản lý (chất lượng). Nói một cách khác, mặc dù bản thân ISO 9001:2008 cũng là một “công cụ quản lý một cách hệ

Đây là câu trả lời cho vấn đề vị trí của các công cụ QLCL trong quản trị doanh nghiệp khi ISO 9000 được áp dụng. Đề minh họa rõ hơn mối quan hệ này, chúng ta thử cùng nhau xem xét một số ví dụ cụ thể. Ví dụ thứ nhất, theo ISO 9001:2008 tổ chức cần triển khai hoạt động theo dõi đo lường sản phẩm (như một yếu tố) và kiểm soát các sản phẩm không phù hợp (như một yếu tố khác). Khi đó các công cụ như “lấy mẫu chấp nhận – acceptance sampling” sẽ là công cụ kết nối hai yếu tố này lại, bởi lấy mẫu chấp nhận cho phép người kiểm tra gắn được kết quả kiểm tra cho từng mẫu cụ thể với việc xác nhận tình trạng phù hợp hay không phù hợp của lô/mẻ sản phẩm. Ví dụ thứ hai, cũng theo ISO 9001:2008 khi có một sự không phù hợp, tổ chức phải tìm nguyên nhân của sự không phù hợp và đánh giá nhu cầu thực hiện hành động khắc phục. Khi đó các công cụ như Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram) hay FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) có thể là những công cụ cần.

Nhìn chung, công cụ quản lý chất lượng thường được sử dụng trong các mục đích như: hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, phân tích và chẩn đoán, quản lý dự án cải tiến chất lượng. Mỗi công cụ quản lý chất lượng cụ thể có thể phục vụ cho một hay nhiều mục đích này. Việt Nam mới có hơn 20 năm đổi mới, gần 15 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hơn 10 năm với phong trào ISO 9000 và hơn 4 năm hội nhập WTO – đây là điểm quy chiếu quan trọng khi chúng ta nói về mức độ phát triển của QLCL nói chung và mức độ sử dụng công cụ QLCL nói riêng. Với điểm quy chiếu này, chúng ta không mong đợi một thực trạng sử dụng một cách phổ biến và hiệu quả các công cụ QLCL trong doanh nghiệp. 

Theo một cuộc điều tra với khoảng 200 doanh nghiệp và tổ chức được chứng nhận ISO 9000, mặc dù có đến 47% đối tượng điều tra cho rằng họ đã triển khai cải tiến chất lượng thì tỷ lệ áp dụng thành công các công cụ QLCL lại rất thấp. Chỉ có 4% đối tượng điều tra cho rằng họ đã áp dụng thành công 5S, SPC hay biểu đồ xương cá và tần xuất. Chưa đến 1% cho rằng họ đã áp dụng thành công TQM, CoQ, KPI hay đo lường năng suất. 

Chúng ta cũng cần biết rằng, mặc dù có một số công cụ QLCL mới được phát triển trong hai đến 3 thập niên vừa qua, phần lớn các công cụ QLCL phổ biến khác được phát triển trong năm giữa thế kỷ trước. Như vậy, có thể nói các doanh nghiệp của chúng ta đang bị tụt hậu một nửa thế kỷ so với những doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Châu Âu hay Bắc Mỹ. 

Nếu nhìn bản đồ phân bố mức độ áp dụng các công cụ QLCL, mức độ ứng dụng ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước; mức độ áp dụng trong các lĩnh vực như gia công chính xác, cơ khí, điện, điện tử cao hơn các lĩnh vực khác. Với các doanh nghiệp trong nước, mức độ áp dụng tại các doanh nghiệp tham gia vào những chuỗi cung ứng lớn thường cao hơn các doanh nghiệp khác. 

Như vậy có thể thấy, các công cụ QLCL đang có xu hướng “du nhập” vào Việt Nam thông qua hoạt động của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận nhiều hơn với thông tin về quản trị, các chương trình đào tạo, và đặc biệt là các nỗ lực của chính phủ trong nâng cao năng suất chất lượng (như Quyết định 712/2010/Q Đ – Ttg, ngày 21/5/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa) cũng góp phần đáng kể thúc đẩy quá trình đưa các công cụ này vào QLCL trong doanh nghiệp. Với những đặc điểm này, chúng ta có thể tin rằng việc áp dụng các công cụ QLCL tại các doanh nghiệp sẽ tăng nhanh và trở nên hiệu quả hơn trong những năm tới.

Ba yếu tố quan trọng trong sử dụng các công cụ QLCL hiệu quả:

Thứ nhất, việc sử dụng các công cụ QLCL phụ thuộc vào những mục tiêu chiến lược về hiệu quả, chất lượng và thỏa mãn khách hàng.

Thứ hai, các công cụ QLCL cần một môi trường văn hóa chất lượng thích hợp. 

Thứ ba, doanh nghiệp cần có năng lực nhận diện và lựa chọn công cụ QLCL thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.

VietQ.vn (nthieu)
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ